Mổ nội soi đại tràng là phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng. Kỹ thuật này được đánh giá là ít gây đau đơn và an toàn. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình thực hiện cùng các lưu ý khi mổ nội soi.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu cơ bản về mổ nội soi đại tràng
Trước khi tìm hiểu về các bước thực hiện chúng ta nên tìm hiểu mổ nội soi đại tràng là gì? Kỹ thuật này có ưu điểm gì vượt trội?
1.1 Khái niệm
Nội soi đại tràng là kỹ thuật tiên tiến giúp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Phương pháp này có tác dụng cắt bỏ các phần bị bệnh hoặc tổn thương. Phẫu thuật mổ nội soi đại tràng là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Người bệnh chỉ cần rạch một đường nhỏ đủ để đưa ống mềm có gắn camera vào trong cơ thể. Camera có nhiệm vụ chụp và truyền lại các hình ảnh bên trong đại tràng lên màn hình để bác sĩ có thể quan sát.
1.2 Ưu điểm của mổ nội soi đại tràng
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị đại tràng phổ biến là mổ nội soi và mổ mở. Kỹ thuật mổ nội soi được đánh giá cao hơn với những ưu điểm dưới đây.
– Người bệnh không phải chịu nhiều đau đớn cả trong và sau khi mổ
– Hạn chế chảy máu
– Hình ảnh nội soi rõ nét giúp quan sát toàn bộ đại tràng
– Bệnh nhân nhanh hồi phục
– Đảm bảo tính thẩm mỹ với vết sẹo nhỏ
– Hạn chế nguy cơ xảy ra nhiễm trùng ở vết mổ
2. Các đối tượng nên và không nên mổ nội soi
Mổ nội soi không thể áp dụng cho mọi đối tượng. Có những trường hợp nên mổ nội soi và những trường hợp không nên áp dụng kỹ thuật này.
2.1 Đối tượng nên mổ nội soi
– Người bị ung thư đại tràng
– Túi thừa ở thành đại tràng
– Tắc ruột già
– Tổn thương ruột do chấn thương
– Chảy máu ruột già
– Thủng đại tràng
Với bệnh nhân ung thư, mổ nội soi sẽ giúp loại bỏ các tế bào ung thư. Còn trường hợp tiền ung thư thì việc phẫu thuật sẽ giúp ngăn chặn ung thư phát triển. Ở các bệnh lý khác, việc phẫu thuật sẽ giúp chấm dứt hoặc làm giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
2.2 Chống chỉ định mổ nội soi với đối tượng nào?
Mổ nội soi là kỹ thuật tiên tiến giúp điều trị bệnh tuy nhiên có một số trường hợp không thể áp dụng phương pháp này.
– Người bị ung thư đã di căn hoặc có khối u quá lớn
– Những người cao tuổi, sức khỏe kém, người mắc nhiều bệnh lý nền nguy hiểm vì khi tiến hành mổ có thể đe dọa tới tính mạng.
Vì vậy khi mắc bệnh bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
3. Quá trình mổ nội soi
Trước khi tiến hành mổ nội soi bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc mê. Bác sĩ sẽ rạch một đường mổ nhỏ trên bụng để đưa ống sòi và dụng cụ mổ vào trong cơ thể. Bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh trên màn hình để xác định vị trí tổn thương. Dụng cụ mổ được di chuyển để cắt bỏ phần đại tràng bị tổn thương. Thường thì bệnh nhân sẽ cần rạch thêm một đường mổ ngắn để đưa bệnh phẩm ra ngoài.
Một số lưu ý cho quá trình mổ nội soi
3.1 Trước khi tiến hành mổ nội soi đại tràng
Vài ngày trước khi mổ bệnh nhân được khám tiền mê, thực hiện xét nghiệm máu, khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo đủ sức khỏe.
Bệnh nhân sẽ được làm sạch ruột trước khi mổ vì đại tràng là nơi chứa rất nhiều chất thải, vi trùng. Nếu bộ phận này không được làm sạch sẽ rất dễ gây nhiễm trùng trong quá trình mổ. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân uống thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
Khoảng 2 tới 3 ngày trước khi mổ người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Nhiều người còn được khuyên chỉ nên uống nước, nước trái cây trong 2 ngày trước phẫu thuật. Tuy nhiên việc này bạn cần cân nhắc tùy theo tình trạng sức khỏe.
24h trước khi mổ, người bệnh chỉ được uống nước và nhịn ăn từ nửa đêm trước ngày mổ. Buổi sáng khi thực hiện mổ, bệnh nhân được uống thuốc sổ để tống hết thức ăn, cặn bã trong đại tràng ra ngoài. Người bệnh được nhập viện và truyền nước để đảm bảo tránh mất nước.
3.2 Sau khi mổ
Sau khi tiến hành mổ thành công, bệnh nhân được đưa sang phòng hậu phẫu. Y tá sẽ theo dõi tình hình sát sao cho tới khi người bệnh tỉnh dậy.
Một ngày sau khi mổ, bệnh nhân có thể đứng dậy và đi lại hết sức nhẹ nhàng. Việc này cần được làm sớm để kích thích nhu động ruột và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Người bệnh không nên nằm quá lâu nếu đã đủ sức ngồi dậy.
Khoảng 2,3 ngày sau phẫu thuật bệnh nhân được truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch cho tới khi có thể ăn uống bình thường. Trung bình người bệnh có thể ăn nhẹ sau 4 tới 5 ngày sau phẫu thuật.
Nếu cảm thấy quá đau, bệnh nhân có thể uống thuốc giảm đau. Thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng tự mua thuốc uống.
Sau khi mổ nếu không có biến chứng bất thường xảy ra thì bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 tuần hậu phẫu. Thời gian 3 tuần sau khi mổ, người điều trị có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Thời gian phục hồi sức khỏe người bệnh vẫn cần hạn chế làm việc quá sức, khiêng vác đồ nặng. Nên bổ sung các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để giúp đại tràng phục hồi nhanh chóng.
4. Biến chứng hậu phẫu thuật mổ nội soi
Mặc dù mổ nội soi ở đại tràng được đánh giá là tương đối an toàn nhưng cũng không tránh khỏi một số biến chứng có thể xảy ra. Nếu cuộc phẫu thuật không thành công như mong muốn thì người bệnh có thể gặp một số biến chứng:
– Nhiễm trùng
– Áp xe trong ổ bụng
– Chảy máu
– Hẹp miệng nối
– Thoát vị tại vết mổ
– Xì miệng nối
– Tắc ruột do có mô sẹo
– Chảy máu tại vết mổ
Để mổ nội soi đại tràng đạt hiệu quả cao và không gây biến chứng thì chúng ta cần thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh kịp thời. Việc điều trị sớm khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ sẽ dễ dàng điều trị hơn. Đồng thời người bệnh cũng tiết kiệm chi phí và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.