Men gan tăng là bệnh phổ biến trong xã hội và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này để có biện pháp giữ gìn sức khỏe. Vậy khi có chỉ số men gan cao cần phải làm thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Men gan tăng là gì?
Men gan tăng cao là khi các enzyme xúc tác trong gan như ALP, AST, ALT, GGT được giải phóng vào máu tạo nên chỉ số men gan. Hoặc vì một lý do khách quan nào đó trong cơ thể khiến nồng độ men gan vượt quá mức tiêu chuẩn, phá hủy các tế bào trong gan.
2. Nguyên nhân gây gây ra tình trạng men gan cao
Men gan tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Một trong số đó là:
2.1 Virus gây viêm gan
Bệnh viêm gan là nguyên nhân khiến men gan có chỉ số tăng đột biến. Hiện nay có 5 loại virus viêm gan đó là Virus viêm gan A, B, C, D, E. Chúng xâm nhập vào cơ thể, phá hủy các tế bào gan gây tổn thương gan nghiêm trọng. Riêng virus viêm gan B và C có thể gây viêm gan mãn và cấp tính, nặng hơn là ung thư gan.
2.2 Lạm dụng rượu bia
Những người thường sử dụng bia rượu rất dễ có chỉ số men gan cao. Bia rượu khi được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển thẳng tới gan để thực hiện lọc, chuyển hóa. Các độc tố trong bia rượu sẽ gây tổn thương cho gan và giảm chức năng gan.
2.3 Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Thói quen sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến chỉ số men gan của bạn. Thuốc khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển thẳng tới gan để chuyển hóa. Gan sẽ phải hoạt động quá tải gây suy yếu. Hiện nay các thực phẩm chức năng được xem là thần dược bổ sung cho sức khỏe. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều thực phẩm chức năng cũng sẽ làm tăng nguy cơ viêm gan.
2.4 Chế độ ăn uống
Ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ gan. Các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hết hạn, chứa nhiều chất bảo quản sẽ khiến gan phải hoạt động hết công suất để loại bỏ độc tố. Lâu dần làm chết các tế bào gan gây ra nhiều bệnh liên quan đến gan.
2.5 Do bệnh lý khiến men gan tăng
Các bệnh lý có thể ảnh hưởng tới chỉ số men gan như: Suy tim, đái tháo đường, sốt rét, nhiễm trùng đường mật, khối u đường mật,…Các nhu mô, tế bào gan bị ảnh hưởng gây men gan tăng cao.
3. Triệu chứng của bệnh men gan tăng cao
Khi chỉ số men gan thay đổi ít thì triệu chứng rất khó phát hiện. Tuy nhiên khi men gan tăng hơn 5 lần thì sẽ có triệu chứng rõ rệt.
3.1 Dấu hiệu vàng da
Màu da bàn tay, bàn chân và toàn thân ngả màu vàng. Nguyên nhân là do gan không chuyển hóa được sắc tố mật bilirubin, tế bào gan chết đi vào giải phóng vào trong máu gây đổi sắc tố da.
3.2 Phân bạc màu, nước tiểu có màu khác thường
Phân có màu nhạt, trắng khác thường, nước tiểu sẫm màu cũng là dấu hiệu nhận biết men gan cao. Nguyên nhân do gan bị tổn thương làm cho các dịch tiêu hóa đi vào máu gây ra sự thay đổi. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như: Đầy hơi, chướng bụng.
3.3 Ngứa da
Da bị mẩn ngứa, khó chịu theo nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng này xảy ra khi các gan không thể thải các độc tố ra ngoài, bị tích tụ lại trong cơ thể.
3.4 Phù nề
Triệu chứng đặc trưng của người bị bệnh gan là phù nề. Cơ thể bị tích nước cùng các độc tố không thể thải ra ngoài gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
4. Các mức độ đo chỉ số men gan
Khi thấy chỉ số men gan tăng cao bất thường hầu hết mọi người đều lo lắng. Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào số đo men gan. Tỷ số càng cao thì tình trạng của gan càng bị tổn thương nhiều.
– Chỉ số men gan từ 40-80 cho thấy gan có nguy cơ nhiễm virus, nhiễm mỡ.
– Chỉ số từ 80-150 cho thấy chức năng của gan đang suy giảm có thể gây biến chứng xơ gan.
– Chỉ số men gan từ khoảng 150 -200 phản ánh gan đang bị tổn thương nặng nề, có thể dẫn tới ung thư gan. .
5. Cách điều trị men gan cao
Hiện nay để điều trị men gan tăng cần căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng của bệnh. Men gan cao nếu được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ không đe dọa đến sức khỏe. Ngược lại thì tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.
– Dùng thuốc kháng virus cho trường hợp tăng men gan do nhiễm các loại virus viêm gan: A,B,C,…
– Nếu nguyên nhân là do sử dụng bia rượu, chất kích thích thì việc cần làm là dừng sử dụng các tác nhân có hại cho cơ thể. Kết hợp với đó là uống các loại thuốc bổ trợ chức năng của gan.
Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý điều trị mà cần tới bệnh viện để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để biết chính xác tình trạng bệnh của mình. Từ đó bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị phù hợp để phục hồi chức năng của gan.
6. Men gan tăng cao nên ăn gì?
Đối với người bị men gan cao, thực phẩm chính là bài thuốc tự nhiên và rất hiệu quả. Để đẩy lùi tình trạng men gan cao và bảo vệ gan, bác sĩ thường khuyên dùng những loại thực phẩm sau:
6.1 Nước trái cây
Trái cây rất dồi dào vitamin, có lợi cho cơ thể và giúp thanh lọc gan. Thường xuyên uống nước trái cây sẽ giúp tăng sức đề kháng, hạ men gan rất hiệu quả. Chúng ta nên thường xuyên uống ít nhất mỗi ngày từ 1.5-2 lít nước lọc và nước trái cây. Nhằm thúc đẩy quá trình thải độc của gan.
6.2 Thực phẩm chứa Vitamin A
Người bệnh được chẩn đoán là men gan cao nên ăn thực phẩm chứa Vitamin A như: Phô mai, trứng gà, bắp cải, cà rốt, bí đỏ, bơ, cá hồi, nghệ, tỏi tây…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa tình trạng viêm gan do virus gây ra và tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung vitamin A sẽ giúp kích thích gan tiết mật nhiều hơn để lọc độc tố hiệu quả.
6.3 Ăn nhiều hực phẩm chứa Vitamin B giúp hạn chế men gan tăng
Thực phẩm chứa các loại vitamin nhóm B: Vitamin B1, vitamin B2… rất cần thiết cho cơ thể, trong đó có gan. Vitamin B giúp giảm nhiễm trùng và duy trì sự hoạt động của hệ thống dây thần kinh. Vitamin B đồng thời có chức năng tái tạo và nuôi dưỡng tế bào mới, từ đó giúp giảm men gan rất hiệu quả.
– Nhóm thực phẩm chứa vitamin B1 như: Rau xanh, giá đỗ, lạc, đậu, trái cây…
– Nhóm thực phẩm chứa vitamin B2 như: Trứng, sữa tươi…
– Nhóm thực phẩm chứa vitamin B6 như: Ớt, cà chua, tỏi, thịt nạc, nội tạng động vật
6.4 Trà xanh
Uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc và thải độc cho cơ thể. Trong trà xanh có chứa các chất oxy hóa EGCG dồi dào. Chúng giúp cơ thể xử lý các chất oxy hóa cũng như chất béo tích tụ trong gan và giúp giảm men gan.
6.5 Ngũ cốc
Ngũ cốc hay còn gọi là các loại hạt chứa nhiều các chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng. Các chất vitamin cũng giống chất oxy hóa giúp làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, men gan tăng …
7. Những món ăn cần hạn chế
Khi bị men gan tăng cao, ngoài những thực phẩm cần bổ sung trên, người bệnh cần đặc biệt chú ý tránh các loại thực phẩm sau:
7.1 Đồ cay nóng
Người bị men gan cao nếu ăn thực phẩm cay nóng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh. Các đồ ăn cay nóng rất dễ gây nên tắc mạch máu, tích tụ hồng cầu và tăng áp lực cho gan.
7.3 Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ thông thường được chế biến dưới hình thức: Chiên, xào, rán… Vốn là món nhậu khoái khẩu, tuy nhiên loại đồ ăn nhiều dầu mỡ rất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh về gan. Trong đồ ăn chiên, xào, rán… có chứa nhiều chất béo khiến cho các tế bào Kupffer kích hoạt gây tổn thương nghiêm trọng tới gan.
7.4 Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn như: Rượu, bia và những đồ uống có chất kích thích khác khi sử dụng nhiều sẽ khiến gan sẽ bị quá tải trong quá trình thanh lọc thải độc, nhất là khi men gan đang cao. Vì vậy các loại đồ uống có cồn được coi là kẻ thù của gan.
7.5 Thực phẩm nhiều đường
Ăn thường xuyên các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên. Ngay cả những loại hoa quả có vị ngọt nhiều cũng nên hạn chế ăn. Đường sẽ làm giảm khả năng hoạt động và cản trở việc hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.
8. Khi men gan tăng cần làm gì?
Đối với những người bị men gan tăng cao hơn bình thường cần chú ý bảo vệ và giữ gìn sức khỏe.
– Người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện có uy tín để được sự tư vấn và điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số men gan trong máu tăng và dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng và các yếu tố khác để kết luận được nguyên nhân gây tăng men gan. Có nhiều xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh men gan như: Siêu âm hệ thống dẫn mật, siêu âm gan,… Khi xác định được nguyên nhân, các bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho người bệnh của mình.
– Ngoài uống thuốc điều trị, người bệnh cần kết hợp ăn uống điều độ hợp lý và không được sử dụng đồ uống có cồn hay các chất kích thích. Khi mắc bệnh không nên tự ý mua thuốc để uống. Nếu điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
– Cần nghỉ ngơi, tránh làm các việc nặng, thường xuyên tập thể dục, giảm căng thẳng và stress kéo dài.
Người có men gan tăng cần giữ tinh thần lạc quan, không nên lo lắng. Tuy nhiên cũng không vì vậy mà chủ quan với bệnh. Nếu để tình trạng men gan không ổn định quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó còn có nguy cơ mắc các bệnh khác về tim mạch, bệnh về rối loạn chuyển hóa.