Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị hôi miệng nhưng thường gặp nhất là hôi miệng do sâu răng. Vậy trị hôi miệng sâu răng thế nào để nhanh chóng thoát khỏi nỗi “ám ảnh” này, đừng bỏ qua những mẹo hay dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về chứng hôi miệng sâu răng
Như đã đề cập bên trên, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng phổ biến nhất hiện nay ở mọi lứa tuổi chính là bệnh lý sâu răng. Vậy vì sao khi sâu răng lại dẫn đến hôi miệng?
Sâu răng bản chất là tình trạng răng bị vi khuẩn tiếp xúc và tấn công. Sâu răng rất dễ nhận biết ở giai đoạn đầu thông qua những vết lõm, mòn xuất hiện trên bề mặt răng. Ngoài ra, khi bị sâu răng, men răng thường bị ngả màu và chuyển sang màu đen. Những vết đen ố to dần trên thân răng và khoét sâu vào tủy răng là minh chứng điển hình cho tình trạng sâu răng. Thế nhưng không ít người bỏ qua vì không cảm thấy đau nhức hay ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai cho đến khi sâu viêm vào khu vực tủy răng.
Tình trạng hôi miệng cũng dần xuất hiện khi vi khuẩn bắt đầu tấn công răng. Cũng bởi quá trình này diễn ra từ từ nên nhiều người thường không phát hiện vấn đề mùi của chính mình cho đến khi được người xung quanh nhắc nhở. Nguyên nhân của mùi hôi này đến từ chất thải của các loại vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh răng miệng khi chúng thực hiện phân hủy các thức ăn thừa, các chất có trong nước bột ở khoang miệng. Đây là lý do tại sao qua một đêm tỉnh dậy miệng thường có mùi hôi. Điều này cũng tương tự với sâu răng. Có hàng ngàn vi khuẩn đang trú ngụ trong các kẽ răng sâu sản sinh khí thải khiến miệng luôn có mùi hôi. Tệ hại hơn, trong quá trình phát triển của chúng thường tiết ra các axit có khả năng làm bào mòn men răng. Vì thế mà sâu răng thường tiến triển rất nhanh.
2. Mẹo trị hôi miệng sâu răng hiệu quả cho bạn
Hôi miệng do sâu răng khiến thức ăn không còn được giữ nguyên mùi vị. Cá biệt, chất thải của vi khuẩn còn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, thậm chí khiến bạn ngộ độc khi nuốt phải một lượng đủ lớn. Hôi miệng làm cản trở giao tiếp của bạn với người xung quanh.Vậy làm thế nào để trị hôi miệng sâu răng hiệu quả?
2.1. Hãy điều trị từ nguyên nhân
Muốn trị dứt điểm, trước hết phải giải quyết nguyên nhân gây hôi miệng. Hãy chủ động tới các phòng khám nha khoa để kiểm tra răng miệng cũng như tình trạng sâu răng của mình. Bác sĩ nha khoa sẽ đánh giá tình trạng sâu răng và đề nghị biện pháp điều trị phù hợp nhất. Răng sẽ được vệ sinh sạch sẽ, lấy sạch các cao răng, mảng bám. Đối với sâu răng nhẹ, vết sâu viêm sẽ được làm sạch mảng bám đen và trám lại bằng cao răng nhân tạo. Đối với sâu răng nặng, ăn sâu vùng tủy, bạn sẽ cần điều trị tủy và trám đầy răng để bảo toàn thân răng. Song với trường hợp sâu quá nặng có thể sẽ phải nhổ bỏ và thực hiện trồng răng giả thay thế.
Khi tình trạng sâu viêm được giải quyết sơ bộ, mùi hôi miệng cũng sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, điều trị sâu răng không có nghĩa là bạn sẽ không bị sâu răng tái lại. Chính vì vậy cần duy trì vệ sinh răng miệng hằng ngày và đừng quên những mẹo hữu ích tiếp sau đây nhé.
2.2. Luôn giữ cho miệng đủ độ ẩm
Có thể bạn chưa biết, trong nước bọt có chứa lysozyme là chất có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ vùng răng miệng. Chính vì vậy không để miệng khô là một cách giúp giảm hôi miệng. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ như kẹo cao su không đường để kích thích tăng tiết nước bọt, rửa trôi và hạn chế vi khuẩn phát triển.
2.3. Súc miệng nước muối loãng
Muối là sản phẩm rất dễ mua tại các cửa hàng, siêu thị và rất rẻ ở nước ta. Nước muối loãng lại có công dụng tuyệt vời trong sát khuẩn và vệ sinh răng miệng. Chính vì thế đừng bỏ qua nước muối với công dụng giảm hôi miệng, ngăn ngừa vi khuẩn tuyệt vời này nhé.
2.4. Sử dụng chanh tươi hoặc giấm táo
Chanh tươi và giấm táo là các món có vị chua, tính axit cao. Bạn có thể sử dụng nước chanh pha muối hoặc pha loãng giấm táo để súc miệng hàng ngày hạn chế mùi hôi do vi khuẩn. Ngoài ra, do đặc tính axit nên nước chanh và giấm táo có khả năng sát khuẩn rất tốt. Tuy nhiên không nên lạm dụng mẹo này vì tính axit có trong các loại nước này có thể khiến men răng bị “mềm” và dễ bị bào mòn.
2.5. Một số thực phẩm có khả năng diệt khuẩn, khử mùi
Khi nhắc đến các thực phẩm này, không thể bỏ qua lá bạc hà và quả táo đỏ. Tinh dầu trong lá bạc hà không chỉ có mùi hương thơm dễ chịu, the mát mà còn chứa chất diệt khuẩn rất tốt. Trong quả táo đỏ chưa rất nhiều polyphenol tự nhiên – một chất được biết đến với khả năng làm sạch miệng và tiêu diệt vi khuẩn có mùi.
2.6. Quan trọng nhất – duy trì vệ sinh răng miệng thường xuyên
Khi điều trị hôi miệng sâu răng, không thể không nhắc tới vai trò của việc luôn giữ vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách. Trong đó, bạn nên duy trì các thói quen tích cực sau đây:
– Súc miệng và làm sạch các mảng bám bằng chỉ tơ nha khoa sau các bữa ăn nhẹ.
– Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 ngày 1 lần bao gồm sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bạn nên sử dụng loại kem đánh răng có hương thơm và công dụng phù hợp với chất răng của mình. Quá trình làm sạch răng cần theo thứ tự từ trong ra ngoài, trên xuống dưới và thao tác làm sạch bề mặt cần di chuyển dọc theo thân răng để không làm tổn hại men răng.
Ngoài ra, để hạn chế sâu răng, hôi miệng, bạn nên giữ thói quen ăn đúng bữa, không nên ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là sử dụng các đồ ăn vặt nhiều tinh bột, nhiều ngọt.
Trên đây là một số mẹo trị hôi miệng sâu răng bạn có thể tham khảo, có thể không mang lại hiệu quả tối đa do cơ địa từng người khác nhau. Vì vậy, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng, nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ khi có bệnh lý răng miệng để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để. Hơn nữa, đừng quên thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để có hàm răng chắc khỏe, trắng bóng và thơm tho nhé!