Lý giải tình trạng ăn muối đột quỵ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Dũng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Tại sao ăn muối đột quỵ? Việc ăn mặn sẽ gây nguy hại đến sức khỏe rất nhiều, trong đó có cả bệnh đột quỵ. Do vậy mọi người nên chú ý và điều chỉnh lượng muối hằng ngày để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân nhé. Đặc biệt mỗi người nên chủ động thăm khám sức khỏe định kì để có thể tầm soát các bệnh không loại trừ tình trạng đột quỵ có thể xảy ra.

1. Giải đáp: Tại sao ăn muối đột quỵ

Vậy việc ăn muối nhiều có liên quan gì đến nguy cơ đột quỵ ? Nếu nồng độ ion natri tăng cao cơ thể sẽ phải giữ nước để làm loãng nồng độ các chất. Từ đó giúp duy trì ổn định nồng độ dịch thể trong cơ thể. Điều này sẽ khiến cảm giác khát nước nhiều hơn khi ăn mặn, dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên. Lúc này, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để có thể bơm đủ lượng máu. Việc bị áp lực trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và mạch máu tổn thương, xơ cứng hơn. Từ đó, nguy cơ bị đột quỵ, đau tim hay suy tim dễ có nguy cơ tăng lên cao.

ăn muối bị đột quỵ

Thói quen ăn mặn kéo dài sẽ làm cho huyết áp tăng cao, dễ gây nguy cơ đột quỵ

2. Việc ăn mặn gây những tác hại gì đến sức khỏe

Muối là một chất cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe cả ngắn hạn và dài hạn.

2.1. Tác động ngắn hạn

Cơ thể tích nước:

Việc dung nạp nhiều muối khiến lượng natri trong cơ thể tăng cao, lúc này cơ thể cần tích nước để cân bằng nồng độ các chất luôn ổn định. Một số biểu hiện cho thấy cơ thể đang giữ nước như sưng phù ở tay chân, tăng cân…

Tăng huyết áp tạm thời:

Ăn mặn lâu dài sẽ gây giữ nước và làm tăng thể tích máu trong các mạch máu, đồng thời huyết áp cũng tăng lên tại thời điểm đó. Tuy nhiên không phải ai cũng bị tăng huyết áp khi ăn mặn bởi mức độ nhạy cảm với muối ở thể trạng mỗi người không giống nhau.

Cảm giác rất khát:

Ăn quá mặn sẽ khiến miệng khô và khát nước. Lúc này, cần uống nhiều nước để cơ thể duy trì được tỷ lệ giữa natri/ nước ổn định. Nhưng nếu tăng natri máu nhanh sẽ gây ra các triệu chứng như bồn chồn, khó thở, khó ngủ.

muối đột quỵ

Ăn quá mặn sẽ cần uống nhiều nước để duy trì tỷ lệ giữa natri/ nước ổn định

2.2. Tác động dài hạn

Tăng huyết áp:

Theo các nghiên cứu, việc ăn mặn sẽ gây nguy cơ tăng huyết áp đáng kể. Nhưng nếu cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hằng ngày thì mức huyết áp sẽ giảm xuống. Tác động này mạnh hơn ở những người cao tuổi.

Tăng nguy cơ ung thư dạ dày:

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều muối lâu ngày có thể dẫn đến nguy cơ gây ung thư dạ dày. Lý giải tình trạng này là do chế độ ăn mặn có thể gây loét hoặc viêm niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến ung thư.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

Hằng ngày bạn vẫn nên chú ý đến lượng muối trong khẩu phần ăn để hạn chế ảnh hưởng đến tim mạch.

3. Bổ sung lượng muối hàng ngày như nào để tránh gây đột quỵ

Để tránh việc ăn mặn gây ra tình trạng đột quỵ cùng nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn cần phải chú ý và thay đổi lượng muối ăn hàng ngày sao cho phù hợp. Tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối tiêu thụ sẽ khác nhau. Do vậy để có thể biết lượng muối phù hợp với bản thân thì người bệnh hãy thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhé

Lượng muối được quy định bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mọi người nên sử dụng mỗi ngày như sau:

– Đối với mỗi người trưởng thành khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 5g muối mỗi ngày. Đây là mức muối được khuyến cáo để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ.

– Đối với những trường hợp từng bị tăng huyết áp hoặc đã từng bị đột quỵ thì không nên tiêu thụ quá 2g muối mỗi ngày.

Chế độ ăn nhạt sẽ giúp mọi người có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Bên cạnh muối, một số những loại gia vị khác sử dụng trong chế biến hằng ngày như nước mắm, hạt nêm, xì dầu, bột canh,  chúng ta cũng cần tính đến hàm lượng trong chế độ ăn tương đương như các loại muối.

đột quỵ

Để tránh việc ăn mặn gây ra tình trạng đột quỵ cần phải chú ý và thay đổi lượng muối ăn hàng ngày sao cho phù hợp

4. Lưu ý về thói quen ăn mặn hằng ngày

– Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, ,… Nguyên nhân bởi đây là các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối để có thể bảo quản được lâu. Trong trường hợp vẫn muốn ăn các thực phẩm này, bạn nên chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn (xem thành phần muối ghi trên nhãn dinh dưỡng thực phẩm).

– Chọn cách chế biến: Ưu tiên chế biến món luộc, hấp thay vì món cần nhiều gia vị mặn như món kho, xào, tẩm ướp, rim, rang,… Điều này sẽ giúp làm giảm tối đa lượng muối ăn vào hằng ngày.

– Khi nấu nướng, nên nêm nếm trước khi cho bột canh để đảm bảo cho vào lượng vừa đủ, không quá nhiều. Bên cạnh đó, mì chính là gia vị có vị ngọt nhưng trong thành phần chứa natri – tương tự thành phần của muối nên cũng nên hạn chế sử dụng trong khi chế biến món ăn.

– Không nên ăn ngoài hàng quá nhiều, tránh không kiểm soát được lượng muối trong thức ăn. Nên tự nấu ăn ở nhà để có thể chủ động kiểm soát lượng muối một cách tốt nhất.

– Khi ăn các loại nước chấm người dùng nên pha loãng. Dùng thêm chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác, bù cho vị mặn bị bớt đi..

Qua những thông tin nêu trên, bạn đã biết tình trạng ăn muối đột quỵ nguy hiểm như thế nào chưa? Dẫu biết rằng muối cũng đóng vai trò nhất định tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều muối thì sẽ gây phản tác dụng nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital