Lưu ý khi bị viêm thanh quản điều trị của bác sĩ

Viêm thanh quản là bệnh phổ biến với các biểu hiện như khản tiếng, mất tiếng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt trong khi mắc bệnh. Dưới đây là một vài lưu ý khi bị viêm thanh quản mà người bệnh cần đặc biệt quan tâm..

1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của người viêm thanh quản đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Người bệnh viêm thanh quản cần chú ý:
– Uống nhiều nước bởi nước có tác dụng làm dịu cổ họng, giữ cổ họng được bôi trơn và ẩm ướt.
– Thức ăn mềm: Những thực phẩm mềm, đồ ăn ở dạng lỏng sẽ giúp làm giảm kích thích niêm mạc họng.

luu-y-khi-bi-viem-thanh-quan

Người bệnh viêm thanh quản nên uống nhiều nước và ăn những thực phẩm lỏng, mềm như cháo, súp…

– Cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi. Không uống nước đá lạnh
– Hạn chế các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu…
– Hạn chế rượu và caffein để đề phòng khô họng.

2. Chế độ sinh hoạt

– Hạn chế nói to, nói nhiều. Khi bắt buộc phải nói thì nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như micro, loa…và phân bổ thời gian nói hợp lý, uống nước ấm.
– Giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ vùng họng. Nếu lao động trong môi trường ô nhiễm thì cần có dụng cụ bảo hộ lao động
– Tránh tắm lạnh, nằm nghỉ ngơi, giữ ấm mũi họng, cổ ngực, gan bàn chân, tay.
– Tránh gió lùa. Nếu sổ mũi, ngạt mũi phải chữa sớm.
– Nhỏ mũi, xúc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ.

luu-y-khi-bi-viem-thanh-quan1

Giữ ấm cơ thể và vệ sinh sạch sẽ vùng họng bằng nước muối hoặc dung dịch kiềm

– Chườm nóng trước cổ, súc miệng nhiều lần bằng nước chè mạn pha nóng.
– Đắp khăn nóng trước cổ; xông hơi với tinh dầu thơm.
– Không để bị lạnh, ẩm kéo dài. Nhất là khi đi trời mưa về, cần lau khô người, thay quần áo, không rất dễ bị lạnh.
– Đeo khẩu trang khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi, tránh tiếp xúc với hơi khí độc.
– Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối, đồng thời khám và điều trị ngay khi có biểu hiện khản tiếng kéo dài trên 1 tuần.
– Với giáo viên, ca sĩ là những người sử dụng dây thanh quản liên tục cần uống nước đủ, cách 15 phút nhấp giọng 1 lần để làm ẩm thanh quản.

luy-y-khi-bi-viem-thanh-quan2

Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị để cải thiện sớm bệnh (ảnh minh họa)

Trên đây là những lưu ý khi bị viêm thanh quản mà người bệnh nên áp dụng hàng ngày. Bên cạnh việc điều trị viêm thanh quản theo chỉ định của bác sĩ: dùng thuốc thì người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Có như vậy mới giúp điều trị hiệu quả bệnh, ngăn ngừa viêm thanh quản tái phát.
Viêm thanh quản không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể kéo dài dai dẳng hoặc tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế khi thấy những dấu hiệu viêm thanh quản như: khàn tiếng, giọng yếu hoặc mất giọng, đau họng, khô cổ họng, ho khan…thì người bệnh cần đi khám ngay để được tư vấn điều trị hiệu quả, kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital