Thế nào là loạn khuẩn đường ruột, loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì, chữa trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ phần nào làm rõ vấn đề này.
Menu xem nhanh:
Thế nào là một hệ tiêu hóa khỏe mạnh?
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, hai dạng vi khuẩn này tác động qua lại tạo nên sự cân bằng động giúp cơ thể không bị nhiễm khuẩn và quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra tốt; đồng thời cũng làm mất tác dụng của vi khuẩn có hại gây bệnh ở ruột. Ngược lại, nếu vì một nguyên nhân nào đó, hệ cân bằng này bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm, hại khuẩn tăng sẽ dẫn tới tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
Loạn khuẩn đường ruột là gì?
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, bởi hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ có những đặc tính chưa hoàn thiện như người lớn, hơn nữa khi đã mắc bệnh thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn.
Biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột ra sao?
Những người bị loạn khuẩn đường ruột thường có biểu hiện cụ thể như sau: chán ăn, đau bụng, nôn ói và tiêu chảy kéo dài, phân có bọt… khiến cho cơ thể mệt mỏi.
Điều trị loạn khuẩn đường ruột như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ bệnh để điều trị. Để điều trị loạn khuẩn đường ruột, có thể dùng các chế phẩm vi sinh (Probiotic là các vi khuẩn lành tính) như Antibio, Lactomin Plus, Biolactin (liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ)… trong một vài tuần bệnh sẽ ổn định. Điều quan trọng là khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, vì thế ngoài cho uống chế phẩm vi sinh thì cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Thực phẩm nào tốt cho người bị loạn khuẩn đường ruột?
Sữa chua đậu nành là một trong những thực phẩm tuyệt vời cho người bị loạn khuẩn đường ruột. Loại thực phẩm này có thể giúp bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, sau 30 ngày dùng sữa chua đậu nành, hơn 90% bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) tăng 0,5-3 kg trọng lượng.
Chế biến thực phẩm này thế nào?
Có thể chế biến sữa chua này từ hạt đậu tương hoặc bột đậu tương sống.
Làm từ hạt đậu tương: Đậu hạt 100-150 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít. Chọn những hạt đâu tương chắc và tốt, ngâm nước ấm 20-30oC trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ rồi xay nước. Sau đó lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào. Đun sôi dịch sữa, để nguội 30-40 độ C rồi cho men (đã đánh nhuyễn) vào. Đổ sữa vào cốc sạch, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 40-50 độ C trong 2 giờ (nếu không có tủ ấm có thể ủ trong nước ấm 40-50 độ C). Khi mặt sữa đông mịn, đều là được.
Làm từ bột đậu tương sống: Bột đậu tương sống từ 60 – 65g, đường từ 50 – 70g, men Lactobacillus 20g, nước 1 lít.
Hòa tan bột đậu tương trong nước ấm 30-35 độ C rồi lọc. Các bước tiếp theo được thực hiện giống như cách trên.
Sản phẩm đạt yêu cầu có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn trực tiếp các vấn đề loạn khuẩn đường ruột là gì, thế nào là loạn khuẩn đường ruột bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 để được giải đáp.