Liệu trình tiêm vắc xin viêm gan B đối với trẻ em và người lớn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Tiêm phòng viêm gan B là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất khỏi bệnh truyền nhiễm nguy hại này. Để đạt hiệu quả bảo vệ tối đa thì cần tuân theo liệu trình tiêm đầy đủ mà bác sĩ chỉ định. Vậy trẻ em và người lớn nên tiêm vắc xin viêm gan B khi nào và lộ trình ra sao? Tìm hiểu ngay để nắm được thời gian tiêm chuẩn xác bạn nhé!

1. Tổng quan về bệnh lý viêm gan B

Viêm gan B là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Virus có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng sau khi lây nhiễm vào cơ thể. Nếu sau 6 tháng, cơ thể của người bệnh không tự miễn dịch được với virus thì sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và nhiễm virus HBV suốt đời. Nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dẫn tới các biến chứng như:

– Suy gan: Khi gan bị tổn thương thì các chức năng bài tiết, thải độc, chuyển hóa chất,… đều bị suy giảm. Trường hợp nặng có thể khiến người bệnh bị hôn mê và tử vong.

Xơ gan: Sẽ xảy ra trong vòng 20 năm hoặc sớm hơn nếu người bệnh không điều trị đúng cách.

Ung thư gan: Đây là biến chứng nặng nhất và sẽ xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị suy gan.

Bệnh viêm gan B có 3 con đường lây nhiễm gồm:

– Lây truyền qua đường tình dục: Virus HBV có trong tinh dịch của nam hoặc trong dịch tiết âm đạo của nữ nên có thể lây nhiễm nếu cả hai quan hệ tình dục không an toàn.

– Lây truyền qua đường máu: Bệnh dễ lây nhiễm khi tiếp xúc với đường máu của người nhiễm bệnh. Cụ thể như để vết thương tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh, dùng chung bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu, dùng chung bơm kim tiêm,…

– Truyền từ mẹ sang con: Khi thai phụ nhiễm virus viêm gan B thì nguy cơ truyền bệnh sang cho thai nhi là rất cao. Nếu không có biện pháp phòng vệ thì tỷ lệ lây nhiễm sang cho thai nhi lên đến 90%.

bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và rất phổ biến hiện nay

2. Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm ngừa viêm gan B từ sớm

Theo chuyên gia y tế đánh giá, bệnh viêm gan B nguy hiểm với cả trẻ em và người lớn. Cho đến nay, tiêm vắc xin viêm gan B vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất.

Việc chích ngừa viêm gan B cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Nhất là với trẻ nhỏ và với người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cao sau:

– Quan hệ tình dục đồng giới.

– Người có đời sống tình dục không an toàn và bị mắc bệnh truyền nhiễm.

– Người có nhiều bạn tình trong vòng 6 tháng gần đây.

– Nhân viên y tế, công an, cảnh sát… có khả năng tiếp xúc với máu hoặc các dịch cơ thể có khả năng lây nhiễm khác.

– Người tiêm chích ma túy.

– Người bị bệnh đái tháo đường dưới 60 tuổi.

– Người bị bệnh thận giai đoạn cuối và có chạy thận.

– Người nhiễm phải HIV.

– Người có người thân trong gia đình và bạn tình dương tính với HBsAg.

– Người mắc viêm gan C, bệnh gan mạn tính.

– Khách du lịch quốc tế đến những vùng đang lưu hành HBV ở mức từ trung bình đến cao.

– Người bệnh hoặc nhân viên của các cơ sở dành cho người khuyết tật.

3.  Liệu trình chi tiết tiêm vắc xin viêm gan B

Vì hoạt động của hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ và người lớn không giống nhau nên sẽ có lộ trình tiêm phòng khác nhau. Điều này nhằm giúp mọi đối tượng đều đáp ứng tốt với vacxin.

2.1. Trẻ em nên tiêm vắc xin viêm gan B khi nào?

Với trường hợp mẹ không mắc viêm gan B thì trẻ nên tiêm vắc xin trong vòng 24h đầu sau sinh. Đặc biệt, tiêm càng sớm sẽ tăng cao khả năng phòng bệnh lên tới 90%, giảm thiểu nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang con nếu mẹ có nhiễm virus viêm gan B. Nếu tiêm phòng sau 7 ngày kể từ khi trẻ chào đời thì hiệu quả bảo vệ của vắc xin lúc này không còn cao.

Trẻ sơ sinh đến 19 tuổi thì thực hiện tiêm liệu trình đủ 3 mũi với lịch 0-1-6 tháng, mũi nhắc lại theo khuyến cáo tại Việt Nam sau 5-8 năm.

Tiêm vắc xin viêm gan B khi nào

Trẻ em nên được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h đầu kể từ khi sinh ra

2.2. Người lớn nên tiêm vắc xin viêm gan B khi nào?

Đối với người lớn, trước khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B thì cần làm xét nghiệm kiểm tra trong cơ thể có nhiễm virus viêm gan B và có kháng thể hay chưa. Nếu chưa từng nhiễm bệnh cũng như trong người chưa có kháng thể viêm gan B sẽ được khuyến cáo tiêm phòng theo phác đồ như sau:

– Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt.

– Mũi 2: Tiêm sau 1 tháng tính từ thời điểm tiêm lần trước.

– Mũi 3: Tiêm sau 6 tháng tính từ thời điểm tiêm mũi 1.

Bạn cần tuân thủ liệu trình tiêm phòng theo đủ mũi tiêm và thời gian tiêm để thiết lập rào chắn bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.

4. Đã tiêm vắc xin thì có nguy cơ mắc viêm gan B nữa không?

Vắc xin phòng viêm gan B chỉ có tác dụng cao với những người chưa từng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vắc xin không thể bảo vệ 100% nếu:

– Bạn không thực hiện tiêm đủ liều, đúng thời gian tiêm.

– Sinh hoạt tình dục bừa bãi và không có biện pháp an toàn.

Thực tế nhiều người tiêm xong nhưng không có kháng thể. Vì thế cần làm thêm xét nghiệm kiểm tra xem trong người đã có kháng thể hay chưa. Điều này giúp bạn tăng cao phòng ngừa, ngăn chặn sự tấn công của mầm mống gây bệnh.

Bên cạnh đó, sau khi đã tiêm đủ liều vắc xin thì sau mỗi 5 năm cần tiêm nhắc lại. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe không rơi vào nguy cơ lây nhiễm trong suốt cả cuộc đời.

Trong trường hợp xét nghiệm máu phát hiện nhiễm virus viêm gan B thì cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để theo dõi, điều trị. Lúc này không cần tiêm phòng vắc xin vì không còn giá trị bảo vệ hiệu quả.

tiêm phòng viêm gan B

Nếu không tuân thủ đủ liều tiêm thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh

Trên đây là thông tin chi tiết gửi tới bạn về việc nên tiêm phòng viêm gan B vào thời điểm nào và liều trình cho từng đối tượng. Hãy chủ động bảo vệ bản thân, gia đình và thiết lập miễn dịch cộng đồng bằng cách tiêm phòng đầy đủ bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital