Trong 3 tháng mang thai đầu tiên được xem là một dấu mốc vô cùng nhạy cảm mà người mẹ cần phải hết sức lưu ý. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đó là tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ của bác sĩ nhằm theo dõi sát sao quá trình phát triển của con cũng như phát hiện kịp thời dấu hiệu bất thường có khả năng xảy ra để thực hiện các biện pháp điều trị ngay lập tức.
Menu xem nhanh:
1. Lịch khám thai định kỳ 3 tháng đầu tiên mẹ bầu cần nắm rõ
Để có một thai kỳ suôn sẻ, thai nhi phát triển khỏe mạnh, sức khỏe của mẹ luôn trong trạng thái ổn định thì mẹ cần phải đặc biệt chú ý, nhất là trong 3 tháng đầu tiên này hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất. Nếu như tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 được ví như giai đoạn “trăng mật” của thời kỳ mang thai thì tam cá nguyệt thứ nhất lại khiến mẹ không khỏi lo lắng.
Bởi vì trong giai đoạn này, thai nhi vừa mới được hình thành và bắt đầu phát triển trong tử cung của người mẹ. Do đó, cơ thể của mẹ luôn phải đối mặt với những biểu hiện như là thai nghén, cơ thể khi nào cũng cảm thấy khó chịu, ngửi thấy mùi lạ sẽ bị buồn nôn, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn. Lúc này, có thể thấy rằng có nhiều mẹ sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn thai nhi chưa thể bước vào vùng “an toàn” và dễ dàng đối mặt với nguy cơ sảy thai, dọa sảy thai. Vì vậy, mẹ cần phải hết sức thận trọng và tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ là điều vô cùng cần thiết.
Quá trình khám thai định kỳ trong 3 tháng đầu tiên sẽ giúp bác sĩ biết được em bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không, tìm hiểu kỹ về các vấn đề trong sức khỏe của mẹ đang gặp phải để từ đó đưa ra được hướng theo dõi phù hợp giúp con chào đời khỏe mạnh.
1.1 Giai đoạn thứ 1 (Tuần thứ 5 của thai kỳ)
Đây chính là lần đầu tiên khám thai của mẹ, đánh dấu bước khởi đầu cho một thai kỳ hạnh phúc. Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ cho mẹ câu trả lời chính xác nhất rằng có thực sự mẹ đang mang thai hay không, xác định xem mẹ mang thai đơn hay đa thai và quan trọng nhất là phôi thai đã đi vào buồng tử cung thành công hay chưa. Thời điểm thích hợp nhất cho lần khám thai đầu tiên này là khi thai nhi đã được 5-6 tuần tuổi, tương ứng với khoảng thời gian trễ kinh từ 1-2 tuần.
Những vấn đề cần phải thực hiện vào mốc khám thai đầu tiên này như sau:
– Đầu tiên, bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp với mẹ nhằm đánh giá các vấn đề như là: tiền sử bệnh lý mẹ đã từng mắc phải, trong gia đình có thành viên nào mắc phải dị tật bẩm sinh không, các loại thuốc mẹ đang sử dụng có loại thuốc nào cần phải ngừng để không làm ảnh hưởng đến thai nhi hay không, đã từng thực hiện phẫu thuật hay chưa và đặc biệt là những cuộc tiểu phẫu ở vòi trứng, đánh giá tình trạng thiếu máu, đo huyết áp của mẹ,…
– Tiến hành siêu âm để biết được tình trạng làm tổ của thai nhi cũng như biết được tuổi thai chính xác, để từ đó đưa ra cho mẹ dự đoán về ngày dự sinh trong tương lai
– Thực hiện xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá các bệnh lý như là bệnh lý về thận, nhiễm trùng đường tiểu,.. có khả năng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
– Thực hiện xét nghiệm máu giúp bác sĩ biết được mẹ thuộc nhóm máu gì, có thuộc máu hiếm hay không, xác định tình trạng thiếu máu của mẹ,… để từ đó dự đoán được những nguy cơ có khả năng xảy ra trong thai kỳ cũng như chuẩn bị chu đáo cho quá trình vượt cạn diễn ra an toàn.
– Kiểm tra chi tiết các chỉ số về tình trạng sức khỏe của mẹ hiện tại như là đo cân nặng, chiều cao, huyết áp, hệ tim mạch, hô hấp hay nhiều trường hợp mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản cũng như vùng xương chậu.
1.2 Giai đoạn thứ 2 (từ tuần thứ 8-11)
Lần khám thứ 2 trong chu trình lịch khám thai định kỳ 3 tháng đầu tiên này giúp bác sĩ một lần nữa kiểm tra toàn diện sức khỏe của thai nhi. Con sẽ được đánh giá về tim thai, phôi thai và mẹ tiếp tục thực hiện những xét nghiệm như khám thai lần đầu. Vào giai đoạn này, mẹ đang bắt đầu bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ và cảm nhận rõ ràng sự mệt mỏi cũng như những cơn ốm nghén, đây chính là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển nhanh chóng.
Trong lần siêu âm thai này, mẹ có thể nhìn thấy được sự hình thành của môi trên, mũi và mí mắt của con. Đặc biệt, cơ thể của con đang dần được duỗi thẳng ra và đuôi cũng đang dần biến mất, các ngón tay và ngón chân mặc dù đang vẫn có màng dính. Mặc dù mẹ sẽ không nhận thấy rõ nhưng vào giai đoạn này cơ thể của con đã bắt đầu có những chuyển động của người và chân tay.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ giải thích rõ cho mẹ những biểu hiện khác thường đang xảy ra trong cơ thể để mẹ không xuất hiện cảm giác lo lắng. Ví dụ như khi mang thai sẽ đồng nghĩa với việc hàm lượng Estrogen tăng và khiến cho dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Hiện tượng dịch âm đạo tiết ra nhằm ngăn đường sinh dục không bị viêm nhiễm, vì thế mẹ không cần phải hoang mang hay lo lắng khi thấy xuất hiện tình trạng này.
1.3 Giai đoạn thứ 3 (từ tuần 12-15)
Đây được xem mà một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng trong lịch khám thai định kỳ mà mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua. Trong lần khám thai này bác sĩ sẽ thông qua siêu âm nhằm đo khoảng mờ da gáy và yêu cầu mẹ thực hiện xét nghiệm Double test nhằm sàng lọc các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể thường gặp như là Hội chứng Down, Edwards và Patau.
Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị siêu âm 5D để đo các chỉ số quan trọng của thai nhi. Nếu như, dựa vào kết quả siêu độ mờ da gáy ở trong mức từ 1-1,5mm sẽ là chỉ số bình thường, còn nếu như độ mờ da gáy lớn hơn 3mm cho thấy nguy cơ mắc phải dị tật của con sẽ cao. Sau khi kết hợp với kết quả xét nghiệm sàng lọc Double test, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
Quá trình này mẹ bầu nên thực hiện vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Bởi vì, theo ý kiến của các chuyên gia y tế rằng 12 tuần là thời điểm cho ra kết quả xét nghiệm sàng lọc cũng như siêu âm chính xác nhất, nếu như mẹ bầu thực hiện sớm hơn hay muộn hơn mốc thời gian này thì độ chính xác sẽ giảm.
2. Những lưu ý mẹ cần nhớ khi mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu tiên vô cùng nhạy cảm này, bên cạnh việc tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ của bác sĩ thì việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, hoạt động hằng ngày của mẹ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trong giai đoạn này, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dễ làm ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ. Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu này, mẹ bầu cần phải:
– Cần tránh tất cả các hoạt động mạnh như mang vác đồ, đi xe máy đường dài,… cũng như dừng lại những môn thể thao cần sử dụng nhiều sức để vận động như là nhảy dây, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, leo núi,…
– Có thể lựa chọn những bộ môn thể nhẹ nhàng như yoga cho mẹ bầu, đi bộ.
– Cần tránh những loại nước uống có cafein thuốc lá, rượu bia để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
– Lắng nghe và ghi nhớ thật kỹ những lời khuyên của bác sĩ trong những lần thăm khám theo lịch khám thai định kỳ như là cần bổ sung những thực phẩm gì tốt cho cơ thể như là bổ sung thêm chất sắt, cần tránh những thực phẩm như thế nào…
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang là một trong những cơ sở y tế uy tín được vô vàn mẹ bầu tin tưởng lựa chọn thăm khám, sinh nở. Với đội ngũ y bác sĩ chất lượng, trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn và dịch vụ chăm sóc mẹ bầu chu đáo Thu Cúc TCI đang nhận được sự “ưu ái” lớn của rất nhiều mẹ bầu trên cả nước. Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI nếu như mẹ có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về lịch khám thai định kỳ cũng như dịch vụ về thai sản mẹ nhé!