Khi trẻ bị sốt có nên tắm không? Cách tắm đúng cách cho bé

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ bị sốt có nên tắm không là thắc mắc chung của rất nhiều ông bố, bà mẹ có con nhỏ. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi này.

1. Giải đáp thắc mắc của bố mẹ: Trẻ bị sốt có nên tắm không?

Theo quan điểm của một số người, tuyệt đối không được cho trẻ tắm khi con đang bị sốt. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ, quan niệm dân gian này không phải lúc nào cũng chính xác.

Cụ thể là khi đưa bé vào bệnh viện, bác sĩ vấn tắm cho trẻ nhỏ. Bởi sau khi uống thuốc hạ sốt, nhiều trẻ sẽ chưa hết sốt ngay. Trong khoảng thời gian đó, tắm là cách tốt nhất để hạ thân nhiệt của trẻ. Vì nếu thân nhiệt quá cao, chắc chắn não của trẻ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Trẻ bị sốt có nên tắm không là thắc mắc của nhiều ông bố, bà mẹ

Trẻ nhỏ bị sốt có nên tắm không là thắc mắc của nhiều ông bố, bà mẹ

Cụ thể, với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ có thể tắm khi cơn sốt không quá 38 độ C. Đối với các trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể tắm cho trẻ khi sốt không quá 39 độ C. Tuy nhiên, quá trình tắm cho trẻ trong tình trạng này cần được thực hiện phù hợp và đúng cách.

2. Cần tắm đúng cách cho trẻ bị sốt

2.1 Cách tắm cho trẻ bị sốt

Khi con bị sốt, bố mẹ hãy đóng hết các cửa phòng lại để cho gió không lùa vào bên trong. Kế tiếp, bố mẹ nên cặp nhiệt kế cho con để xác định chính xác nhiệt độ cơ thể của bé.

Tiếp đến, bố mẹ hãy chuẩn bị nước tắm cho bé với mức nhiệt phù hợp. Theo đó, nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn thân nhiệt của bé khoảng 2 độ.

Sau khi pha nước vào chậu, bố mẹ nên tắm cho bé trong khoảng 5 phút từ đầu trở xuống. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải lưu ý là không được tắm quá lâu để cơ thể của trẻ không bị mất nước. Tiếp theo, bố mẹ hãy lau khô người cho trẻ và cho con mặc quần áo thông thoáng. Tuyệt đối không cho con đi ra ngoài gió ngay sau khi vừa tắm xong.

Nếu không tắm cho trẻ, bố mẹ nên lấy khăn ấm lau cơ thể cho con ở những khu vực như nách, lưng, cổ. Bởi lẽ cách này sẽ giúp con hạ sốt nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên lau khô mồ hôi cho bé và không được cho trẻ ở những nơi quá nóng.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên tắm đúng cách cho con

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên tắm đúng cách cho con

2.2 Hậu quả của tắm sai cách cho trẻ bị sốt

Khi bị sốt, cơ thể của trẻ đang trong tình trạng yếu, mệt mỏi. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ khiến tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Việc tắm cho trẻ khi đang bị sốt cũng giống như vậy.

Thông thường, sai lầm lớn nhất mà cha mẹ thường mắc phải là tắm cho trẻ quá lâu. Điều này dẫn đến việc cơ thể trẻ tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Và khi cơ thể đang yếu nguy cơ bị nhiễm lạnh cao hơn. Tình trạng sốt trở nên trầm trọng và khả năng kéo theo nhiều bệnh lý khác.

Bên cạnh việc tắm cho trẻ quá lâu, tồn tại một số sai lầm khác cũng thường gặp trong quá trình tắm cho trẻ bị sốt. Ví dụ như: không tắm trong phòng kín gió, nước tắm của trẻ không đủ ấm, mặc quần áo cho trẻ khi chưa lau khô người, …

3. Khi nào bố mẹ không nên tắm cho trẻ?

3.1. Khi trẻ bị sốt quá cao

Nếu trẻ sốt quá cao, bố mẹ không nên tắm cho con và chỉ được tắm khi trẻ đỡ sốt sau 48 giờ. Bởi vì khi trẻ sốt quá cao có thể dẫn tới co giật. Nếu bố mẹ vẫn tiếp tục tắm cho trẻ sẽ làm mao mạch da nở to, xung huyết, cung cấp không đủ máu tới các cơ quan nội tạng ở bên trong cơ thể. Ngoài ra, sốt quá cao sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Nếu tắm ngay khi thân nhiệt của trẻ cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sốt phát ban.

Bố mẹ không nên tắm cho trẻ nếu con sốt quá cao

Bố mẹ không nên tắm cho trẻ nếu con sốt quá cao

3.2. Một số trường hợp khác

– Khi bé đang bị sốt kèm theo những dấu hiệu như tiêu chảy, buồn nôn,… bố mẹ chỉ nên lau người cho con. Lúc này, tắm sẽ làm cơ thể của con mất nhiều nước và bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.

– Nhiều bố mẹ có thói quen tắm cho con ngay khi ăn xong. Đây là hành động phản khoa học mà nhiều bố mẹ chưa biết. Bởi lẽ tắm sau khi ăn xong sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hệ tiêu hóa và làm giảm quá trình trao đổi chất. Đồng thời, lúc này, dạ dày của trẻ đã mở rộng làm trẻ rất dễ bị nôn trớ.

– Nếu da của trẻ đang gặp phải những tổn thương như chốc lở, trầy xước, sưng, mụn nhọt,…. thì bố mẹ cũng không nên tắm cho con ngay. Bởi vì những vết thương này khi gặp nước dễ bị nhiễm trùng và khó lành.

– Những trẻ bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng cũng không được tắm. Bởi vì lúc này, nếu lỗ tiêm trên da của trẻ tiếp xúc với nguồn nước không sạch thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong cơ thể của con. Thêm vào đó, lỗ tiêm cũng dễ bị sưng tấy đỏ và đơ cứng, vô cùng nguy hiểm.

4. Bố mẹ cần phải lưu ý những gì khi trẻ bị sốt?

Khi trẻ đã hạ sốt, bố mẹ nên thực hiện những biện pháp sau:

– Khi trẻ đã hạ nhiệt, bố mẹ nên lấy khăn khô lau người cho trẻ ở những khu vực như nách, cổ, bẹn, toàn bộ cơ thể. Sau đó, bố mẹ nên mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi cho trẻ và ôm con vào lòng.

– Sau đó, bố mẹ nên tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe của con. Nếu thấy bé vẫn lờ đờ và mệt mỏi, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu. Nếu bố mẹ thấy tay chân của trẻ vẫn ấm và hồng hào thì không có vấn đề gì cả.

– Bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, nhất là nước điện giải hoặc Oresol để bù lại nước cho trẻ trong giai đoạn sốt.

– Nếu thấy con rất mệt và ra nhiều mồ hôi, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

– Mẹ cần thao tác nhanh. Trẻ chỉ nên được tắm tối đa 5 phút.

– Tắm cho trẻ trong phòng kín, tránh gió lùa.

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc “Trẻ bị sốt có nên tắm không?”. Từ đó, tìm được giải pháp phù hợp để giúp con nhanh hạ sốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital