Menu xem nhanh:
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều vào thời điểm đông xuân. Quai bị là bệnh có cả ở người lớn và trẻ em, phổ biến ở trẻ em từ 3 – 10 tuổi. Do là bệnh truyền nhiễm cấp tính nên bệnh rất dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch nếu như không có biện pháp phòng tránh đúng cách.
Nguyên ngây bệnh quai bị
- Do virus ARN thuộc dòng Rubulavirus họ Paramyxovirus gây nên.
- Nhiễm phải các loại virus hạt cự bào, virus cúm A, virus đường ruột, virus làm suy giảm miễn dịch (HIV)
Con đường lây nhiễm của bệnh quai bị
- Bệnh quai bị lây lan chủ yếu qua đường hô hấp và ăn uống, nước bọt chứa virus của người bệnh bắn ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi khiến người lành nhiễm bệnh.
- Trẻ nhỏ dễ lây bệnh khi chơi và dùng chung đồ chơi với trẻ nhiễm bệnh.
- Thời điểm lây nhiễm: Bệnh quai bị lây lan mạnh nhất tại thời điểm trước khi phát bệnh 2 ngày và trong 9 ngày phát bệnh.
Triệu chứng bệnh quai bị
Các triệu chứng của bệnh quai bị gồm:
– Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 18-25 ngày. Trong giai đoạn này, trẻ thường không có triệu chứng gì.
– Sau thời gian ủ bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, sốt và đau góc hàm.
– Tuyến mang tai sưng to ở 1 bên hoặc cả 2 bên, ấn vào thấy đàn hồi.
– Trẻ thường khó nói, có nuốt.
– Đau đầu dữ dội
– Sợ ánh sáng
– Nôn và buồn nôn…
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị
-Ở bé trai, bệnh quai bị biến chứng có thể bị viêm tinh hoàn, gây vô sinh sau này.
-Bé gái có thể bị viêm buồng trứng, nếu không chữa trị có thể gây khó khăn cho việc mang thai và sinh con khi trưởng thành.
-Viêm màng não, viêm não…
Các biến chứng của bệnh quai bị vô cùng nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề cho trẻ khi trưởng thành. Do đó, khi thấy con em mình có những biểu hiện nghi ngờ bị quai bị cần cho trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời, đúng cách. Tiêm phòng vắc – xin cho trẻ đúng độ tuổi và đầy đủ là cách bảo vệ trẻ tốt nhất khỏi bệnh quai bị và các dịch bệnh khác.
Khám và điều trị bệnh quai bị ở trẻ em
-Khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
-Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi bệnh và khai thác tiền sử gia đình, tìm hiểu các nguồn lây bệnh…
-Xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh.
-Điều trị triệu chứng như hạ sốt (nếu có sốt), giảm đau bằng paracetamol, đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp, chăm sóc răng miệng sạch sẽ.
-Phát hiện và điều trị sớm biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, viêm não (nếu có).
Ý kiến người bệnh
Chị Liên Châu – 33 tuổi, Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất thích phong cách phục vụ của Bệnh viện Thu Cúc. Bác sĩ giỏi và nhiệt tình, nhân viên ân cần, chu đáo. Không gian bệnh viện sang trọng, sạch sẽ, tiện nghi khiến người bệnh có cảm giác vô cùng thoải mái và dễ chịu khi đến thăm khám. Do đó, tôi rất an tâm khi cho con đến đây khám bệnh…”