Khám thai ở tuần 22 là một trong những mốc khám thai định kỳ quan trọng mà các mẹ bầu không thể bỏ qua. Trong tuần thứ 22, mẹ bầu không chỉ nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thai kỳ mà còn có thể theo dõi được sự phát triển của em bé, bước đầu khảo sát dị tật ở thai nhi. Vậy, mốc khám thai này thực sự có ý nghĩa như thế nào? Cần làm những xét nghiệm gì?
Menu xem nhanh:
1. Tuần 22 – Thời điểm “vàng” để khảo sát dị tật thai nhi
Thai nhi được 22 tuần tuổi về căn bản đang dần phát triển hoàn thiện. Lúc này, các cơ quan của bé cũng bắt đầu ổn định, bao gồm có hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim, thận, bàng quang. Bởi vậy, đây được đánh giá là thời điểm lý tưởng để khảo sát, phát hiện sớm các dị tật có thể xảy ra. Các dị tật này bao gồm: Bánh nhau bất thường, dị tật về chức năng tim, phổi, hở hàm ếch hoặc các dị tật ở nội tạng,…
Ngoài ra, việc khám thai ở tuần 22 còn giúp các mẹ đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại, lượng nước ối, bánh nhau có gì bất bình thường hay không. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, giải pháp phù hợp để khắc phục.
2. Quy trình khám thai ở tuần 22 như thế nào?
Ở tuần 22, do cả thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu đã ổn định hơn, có thể chẩn đoán dị tật thai kỳ chính xác hơn, các bác sĩ sẽ thực hiện khám chi tiết, đưa ra những thông tin cần lưu ý cho các mẹ. Các bước thực hiện khám bao gồm.
2.1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe
Đây là bước được thực hiện hầu như ở tất cả các mốc khám thai. Mẹ bầu sẽ được đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, nghe tim, phổi,… Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ một số xét nghiệm cần thiết để tiến hành phân tích chỉ số, đánh giá tình trạng của mẹ và thai nhi.
2.2. Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khi khám thai ở tuần 22
Khi khám thai tuần 22, các mẹ bầu sẽ cần thực hiện một vài xét nghiệm để có thể yên tâm hơn về sức khỏe của bản thân trong thai kỳ cũng như xác định yếu tố dị tật ở thai nhi.
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là xét nghiệm thường được thực hiện ở các mốc khám thai. Thông qua xét nghiệm này, các mẹ có thể xác định được nhóm máu, xác định sự không tương thích của yếu tố Rh (mẹ Rh(+) và thai nhi Rh(-)), sàng lọc kháng thể, bệnh lây từ mẹ sang con, huyết đồ, thiếu máu,…
Thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ có thể nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của các mẹ, từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp.
– Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ, đặc biệt ở tuần 22 giúp phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường thai kỳ – bệnh lý khiến rất nhiều mẹ bầu hoang mang. Đây cũng là một trong những yếu tố có thể cho biết mẹ có nguy cơ tiền sản giật hay không.
Cũng nhờ thực hiện xét nghiệm này, các bác sĩ có thể thông tin tới thai phụ về các vấn đề như: Nguy cơ tiểu đường thai kỳ, xác định bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu, định lượng chỉ số ketone (hợp chất giúp cảnh báo đái tháo đường, thường có chỉ số ổn định ở mức 2,5-5mg/dL hay 0,25-0,5 mmol/L ) có trong nước tiểu thai phụ, nguy cơ bị tiền sản giật và một số bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích, những lưu ý phù hợp để thai phụ bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi tốt hơn trong quá trình mang thai.
2.3 Siêu âm hình thái thai nhi
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, thiết bị y tế hỗ trợ các mẹ bầu kiểm tra sức khỏe trong thai kỳ ngày càng tân tiến. Với công nghệ siêu âm 4D, 5D hiện đại, các mẹ hoàn toàn có thể nhìn thấy rõ nhất hình thái thai nhi, chuyển động của thai, vị trí chính xác của em bé, Ngoài ra, siêu âm 5D cũng có thể cho thấy những bất thường không chỉ ở bộ phận bên ngoài như tay, chân, mặt, mũi, miệng, dây rốn (dây rốn có thắt nút, quấn cổ không)… mà còn cả nội tạng, đo cột sống, độ dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, vòng đầu, vòng bụng, trọng lượng thai nhi…
Việc siêu âm cũng giúp bác sĩ xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, quá trình sinh nở sau này như lượng nước ối, bánh rau, tình trạng tử cung,…
2.4. Đo, kiểm tra tim thai
Các mẹ có thể thực hiện đo tim thai từ tuần thứ 9 trở đi. Việc đo tim thai giúp nhận biết tình trạng sức khỏe của thai nhi, nhất là khi mẹ bầu cảm nhận được những vấn đề bất thường.
2.5. Phân tích kết quả qua các chỉ số khám thai ở tuần 22
Thông qua việc thăm khám và siêu âm, bác sĩ có thể chỉ ra cho mẹ các số liệu về chiều dài mông, đầu, xương đùi, đường kính túi thai, trọng lượng dự tính, tuổi thai,… để có thể đưa ra những lời khuyên, tư vấn phù hợp với mẹ bầu.
Với các chỉ số có được từ các xét nghiệm, mẹ bầu cũng cần được nắm rõ. Vì vậy, lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, quy trình xét nghiệm, trả kết quả nhanh chóng sẽ giúp các mẹ sớm hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Khám thai ở tuần 22 là mốc vô cùng quan trọng. Vì vậy, các mẹ bầu nên lưu ý, ghi nhớ lịch khám để không bỏ lỡ cũng như yên tâm hơn về quá trình phát triển tự nhiên của thai nhi.
Khoa Sản thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là sự lựa chọn uy tín, chất lượng dành cho các mẹ bầu muốn theo dõi, nắm rõ các vấn đề sức khỏe thai kỳ. Đặc biệt, với dịch vụ thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI, các mẹ sẽ được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe thai kỳ theo đúng quy trình bao gồm khám thai, siêu âm 5D định kỳ và thực hiện một số xét nghiệm thường quy. Đội ngũ bác sĩ Sản khoa đầu ngành, hệ thống phòng khám sạch đẹp, vệ sinh, riêng tư với đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại sẽ giúp các mẹ bầu có được kết quả thăm khám sớm nhất, chính xác nhất để từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng chào đón con yêu khỏe mạnh đến với thế giới.