Khám sức khỏe ở công ty là hoạt động thăm khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Hình thức thăm khám này chính là sợi dây giúp gắn kết người lao động với doanh nghiệp. Đây cũng là giải pháp giúp công ty bảo vệ nguồn nhân lực. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin liên quan tới dịch vụ thăm khám này bạn nhé.
Menu xem nhanh:
1. Khám sức khỏe ở công ty và lợi ích đối với người lao động
Khám sức khỏe công ty mang đến nhiều lợi ích đối với người lao động:
– Bảo vệ sức khỏe: Môi trường làm việc là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh tật. Một số khảo sát đã cho thấy rằng nhiều bệnh nhân mắc ung thư đều có nguyên nhân xuất phát từ môi trường làm việc của họ. Đặc biệt là môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, thói quen làm việc tại văn phòng quá lâu cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của dân công sở. Chính vì vậy, tham gia khám sức khỏe tại công ty sẽ là hoạt động giúp nhân viên bảo vệ sức khỏe.
– Phòng ngừa bệnh tật: Thăm khám sức khỏe định kỳ tại công ty là cơ hội để người lao động phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Thông qua đó người lao động sẽ xây dựng được kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
– Phát hiện sớm và điều trị kịp thời: Thông thường, hoạt động thăm khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp sẽ được thực hiện mỗi năm từ 1 đến 2 lần phụ thuộc vào đặc thù công việc của từng công ty. Qua hoạt động thăm khám này người lao động sẽ kịp thời phát hiện bệnh lý. Từ đó, điều trị sớm giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
2. Danh mục khám sức khỏe nhân viên theo quy định của pháp luật
Theo như quy định của pháp luật, danh mục thăm khám sức khỏe cho người lao động sẽ bao gồm:
– Thăm khám lâm sàng: Đo thể lực (cân nặng, chiều cao, huyết áp), khám răng hàm mặt, tai mũi họng, da liễu, ngoại khoa, phụ khoa,…
– Xét nghiệm: Tổng phân tích máu và nước tiểu; xét nghiệm glucose máu, Ure máu, Cretinin máu;…
– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-Quang tim phổi thẳng hoặc siêu âm ổ bụng (tùy theo lựa chọn của doanh nghiệp đối với người lao động).
Đây là danh mục khám theo pháp luật quy định. Bên cạnh danh mục này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bổ sung thêm để thăm khám chi tiết nhất đối với người lao động.
3. Khám sức khỏe công ty có bắt buộc không?
3.1. Khám sức khỏe ở công ty bắt buộc đối với doanh nghiệp
Theo như quy định của pháp luật đã đưa ra thì khám sức khỏe doanh nghiệp là hoạt động bắt buộc đối với doanh nghiệp. Theo như điều 21 của Luật an toàn và vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định rõ:
– Doanh nghiệp cần phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần/ năm.
– Đối với những người người khuyết tật; đảm nhận công việc nặng, nguy hiểm, độc hại; lao động chưa thành niên; người lao động cao tuổi sẽ được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng/ lần.
Những doanh nghiệp nếu mong muốn tạo thêm chế độ phúc lợi cho người lao động có thể tổ chức nhiều hơn số lần thăm khám theo quy định của pháp luật. Như vậy, khám sức khỏe cho nhân viên là việc làm bắt buộc đối với doanh nghiệp.
Pháp luật cũng đưa ra quy định phạt đối với những doanh nghiệp vi phạm. Cụ thể tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020:
– Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động (tối đa không quá 75 triệu) đối với cá nhân không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động.
– Mức phạt đối tăng lên gấp đôi đối với doanh nghiệp không tổ chức khám cho người lao động (không quá 150 triệu đồng).
3.2. Khám sức khỏe ở công ty bắt buộc đối với người lao động không?
Tham gia thăm khám sức khỏe tại công ty không phải là việc làm bắt buộc đối với người lao động. Việc tham gia thăm khám này là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của người lao động.
– Về quyền lợi: Đối với người lao động khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp kiểm tra thể trạng, nắm bắt tình hình sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý kịp thời. Người lao động thường không có nhiều thời gian để thăm khám định kỳ. Do đó, hoạt động khám do công ty tổ chức sẽ là cơ hội tốt để người lao động bảo vệ sức khỏe chính mình.
– Về trách nhiệm: Việc người lao động tham gia khám sức khỏe tại công ty cũng thể hiện trách nhiệm của mình với doanh nghiệp. Thông qua hoạt động khám sức khỏe định kỳ, doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng sức khỏe nguồn nhân lực. Từ đó đánh giá xem nhân sự có đủ sức khỏe để hoàn thành công việc hay không và sắp xếp vị trí phù hợp cho người lao động. Bởi vậy, khám sức khỏe thể hiện trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp.
Tóm lại, khám sức khỏe tổng quát là giải pháp giúp doanh nghiệp bảo vệ sức khỏe và cũng là cơ hội để người lao động bảo vệ sức khỏe chính mình. Do đó, các doanh nghiệp cần tổ chức thăm khám định kỳ cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Người lao động cũng cần tham gia đầy đủ để bảo vệ sức khỏe bản thân và thể hiện trách nhiệm với doanh nghiệp.