Khám sức khỏe công ty và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ

Nhân sự là nguồn tài sản quý giá mà bất kỳ công ty nào cũng cần chú trọng và bảo vệ để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài trên thị trường. Chính vì vậy, khám sức khỏe công ty là hình thức doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm và coi trọng nhân viên của mình.

1. Tổng quát khám sức khỏe doanh nghiệp

Khám sức khoẻ công ty là hoạt động tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên của doanh nghiệp, nhằm theo dõi, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên, tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân viên, giảm rủi ro các trường hợp tai nạn lao động xảy ra.

khám sức khỏe công ty

Nhân viên công ty tham gia khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe doanh nghiệp còn là phương pháp kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp với công việc của sức khỏe nhân viên. Đây còn là cách các công ty thể hiện sự quan tâm đối với nhân sự của mình để bảo vệ nguồn lực, đóng góp vào sự phát triển doanh nghiệp.

2. Khám sức khỏe định kỳ công ty có bắt buộc không?

Khám sức khỏe công ty là khâu thăm khám quan trọng , dựa trên quy định tại Điều 152, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Bộ Luật lao động năm 2012. Chính vì vậy, đây được coi là hoạt động thường niên tại bất kỳ doanh nghiệp nào, được Bộ Y tế và Bộ Lao động bảo vệ.

  • Hàng năm, các doanh nghiệp, công ty phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 năm/lần, bao gồm cả người học nghề, tập nghề. Nếu lao động là nữ phải có thêm danh mục khám chuyên khoa phụ sản.
  • Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, lao động là người khuyết tật hoặc chưa thành niên, người cao tuổi cần phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.
  • Đối với người làm việc trong môi trường nhiễm độc, nhiễm trùng, hết giờ làm việc phải được đảm bảo khử trùng, khử độc, vệ sinh sạch sẽ được bảo vệ theo quy định của Bộ Y tế.
  • Đối với các trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp phải khai báo cụ thể rõ ràng, phải được giám định y khoa xếp hạng mức độ thương tật và suy giảm khả năng lao động để được tiến hành điều trị và phục hồi chức năng lao động.

Bên cạnh đó, theo Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động đã quy định:

  • Người lao động cần khám sức khỏe định kỳ trước khi bố trí việc làm và phát hiện, điều trị bệnh nghề nghiệp
  • Nếu người lao động làm việc trong môi trường lao động có yếu tố độc hải ảnh hưởng tới sức khỏe, doanh nghiệp cần phải kiểm soát, ngăn ngừa chặt chẽ để bảo vệ người lao động
  • Mỗi cơ sở lao động, sản xuất kinh doanh, các công ty phải triển khai xây dựng văn bản nội dung quản lý vệ sinh lao động và quản lý sức khỏe người lao động trong môi trường nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động hàng năm.

Vì vậy, khám sức khỏe doanh nghiệp là hoạt động bắt buộc mà mỗi chủ cơ sở sử dụng lao động cần phải có trong chế độ của mình dựa trên quy định Nhà nước, và được Nhà nước bảo hộ. Nếu các doanh nghiệp không tuân thủ điều trên sẽ phải chịu chế tài xử phạt riêng theo luật.

3. Ý nghĩa tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp

3.1. Mục đích khám sức khỏe công ty

khám sức khỏe định kỳ nhân viên

Nhân viên y tế đang tiến hành lấy máu

Dưới đây là mục đích chủ yếu khi các doanh nghiệp, công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên:

  • Nắm được tổng quan tình trạng sức khỏe của nhân viên: Để đảm bảo công việc kinh doanh – sản xuất thuận lợi và phát triển, ngoài yêu cầu về năng lực chuyên môn, tay nghề thì năng lực lao động, sức khỏe để hoàn thành các nhiệm vụ công việc được giao phó.
  • Là căn cứ để bố trí công việc phù hợp với năng lực: Tình trạng sức khỏe cơ thể khác nhau, năng lực làm việc mỗi người cũng khác nhau. Dựa vào kết quả khám sức khỏe, Ban lãnh đạo công ty sẽ nắm được tình hình sức khỏe của mỗi nhân viên, từ đó sắp xếp khối lượng công việc sao cho phù hợp để tối ưu hóa nhân sự, hoàn thành công việc đạt hiệu quả tốt nhất.

3.2. Ưu điểm của khám sức khỏe công ty:

khám sức khỏe cho nhân viên

Nhân viên đang được đo huyết áp

Đối với doanh nghiệp: 

  • Bảo vệ sức khỏe cho nhân viên là bảo vệ nguồn nhân lực của công ty, tạo ra phát triển bền vững và lâu dài
  • Là sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân viên, gia tăng sự đoàn kết giữa các nhân viên với nhau, kéo gần khoảng cách giữa Ban lãnh đạo với nhân viên của mình
  • Thể hiện sự quan tâm đúng mực đối với nhân viên
  • Thu hút nhân sự mới đến công ty, tạo điều kiện, môi trường làm việc chuyên nghiệp để giữ chân nhân sự
  • Phát hiện sớm và kịp thời điều trị bệnh giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí y tế và tránh rủi ro tai nạn lao động nghề nghiệp
  • Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, tạo hiệu quả công việc
  • Bố trí, sắp xếp khối lượng – số lượng công việc sao cho phù hợp với năng lực lao động của từng nhân viên

Đối với nhân viên:

  • Phát hiện sớm, chẩn đoán các triệu chứng bệnh hoặc các bệnh lý nguy hiểm ở giai đoạn đầu, tránh tình trạng bệnh trở nặng và khó chữa trị
  • Đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian chữa bệnh
  • Tiết kiệm chi phí chữa bệnh
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, bớt gánh nặng nỗi lo bệnh tật hoành hành, an tâm công tác làm việc

4. Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp gồm những nội dung gì?

4.1. Quy trình khám sức khỏe công ty

Bước đăng ký: Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ thăm khám trước khi quá trình buổi khám sức khỏe được diễn ra. Hồ sơ thăm khám bao gồm giấy khám sức khỏe (có sẵn mẫu) có dán ảnh chân dung 4x6cm (phông trắng và có thời hạn trong vòng 6 tháng).

khám sức khỏe dành cho nhân viên

Nhân viên công ty đang đứng xếp hàng trước quầy lễ tân bệnh viện

Trong quá trình khám: dưới đây là danh mục khám sức khỏe công ty bắt buộc phải có

Khám thể lực: là bước khám đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, đo huyết áp

Khám lâm sàng: bao gồm

  • Khám nội tổng quát: hô hấp, tim mạch, tâm thần, thần kinh, nội tiết…
  • Khám mắt: kiểm tra thị lực
  • Khám tai – mũi – họng: kiểm tra thính lực và tầm soát các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng
  • Khám răng – hàm – mặt: kiểm soát các bệnh như sâu răng, hôi miệng, nướu…
  • Khám da liễu: nhằm phát hiện các bệnh về da, đặc biệt đối với người làm việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất

Khám cận lâm sàng: xét nghiệm máu và nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm tuyến vú, ổ bụng, tuyến giáp

Trả kết quả: sau khi tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp, các công ty có nghĩa vụ phải quản lý, lưu giữ hồ sơ sức khỏe của người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải báo cáo việc quản lý hồ sơ của người lao động cho cơ quan có thẩm quan theo Luật đã quy định.

khám sức khỏe doanh nghiệp

Nhân viên công ty đang siêu âm ngực thẳng

4.2. Những điều cần lưu ý khi khám sức khỏe công ty:

  • Người lao động nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm
  • Cần uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm
  • Nên ép tiểu trước khi tiến hành siêu âm phụ khoa đầu dò
  • Chống chỉ định chụp X-quang đối với phụ nữ mang thai
  • Tránh quan hệ tình dục trước ngày thăm khám

Hy vọng bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital