Việt Nam hiện đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế chung của toàn thế giới. Việc sử dụng lao động là người nước ngoài không chỉ giúp gia tăng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc mà còn kích cầu kinh tế và tận dụng tối đa nguồn nhân lực vốn có. Khám sức khỏe cho người nước ngoài giúp bảo vệ tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp.
Menu xem nhanh:
1. Khái quát chung về khám sức khỏe cho người nước ngoài
Khám sức khỏe cho người nước ngoài là sợi dây gia tăng đoàn kết nội bộ của doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài. Đây là cách doanh nghiệp và Nhà nước thể hiện sự quan tâm, chú trọng trong việc bảo vệ sức khỏe chung cho người lao động đang sinh sống và làm việc tại đất nước Việt Nam.
1.1. Mục đích khám sức khỏe dành cho người nước ngoài
Khám sức khỏe cho lao động nước ngoài là hình thức kiểm tra sức khỏe cho lao động là người nước ngoài, nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe để lựa chọn công việc phù hợp ở nước ta. Đây là một thủ tục bắt buộc phải có nếu người nước ngoài muốn sinh sống và làm việc ở trên đất nước Việt Nam.
Việc kiểm tra, sàng lọc sức khỏe dành cho người nước ngoài có ý nghĩa đối với cả người lao động và người sử dụng lao động.
Với người lao động
- Người lao động nước ngoài có thể xác định tình trạng của mình như thế nào, có phù hợp với yêu cầu công việc hay không dựa vào kết quả của quá trình thăm khám.
- Giúp phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh lý ác tính, nguy hiểm. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh ủ bệnh lâu dài.
- Tăng tỷ lệ hiệu quả khi chữa trị bệnh
- Tránh tình trạng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng
Với doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài
Việc khám sức khỏe cho đối tượng là người nước ngoài có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với doanh nghiệp.
- Giảm thiểu tối đa chi phí y tế, chi phí cho các trường hợp tai nạn nghề nghiệp hoặc mắc bệnh khi đang trong thời gian lao động.
- Tuyển dụng và chọn lọc những lao động phù hợp với vị trí công việc yêu cầu, đáp ứng đủ năng lực chuyên môn và tiêu chuẩn sức khỏe.
- Giúp bảo vệ nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả năng suất lao động
1.2. Quy định khám sức khỏe cho người nước ngoài
- Theo thông tư 14/2013/TT, lao động nước ngoài muốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam cần có giấy phép lao động, được cấp bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có đóng dấu đỏ. Trong đó, người nước ngoài được chứng minh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về mặt sức khỏe để đảm nhận công việc trong nước. Giấy khám sức khỏe để xin giấy phép lao động tính từ lúc nộp hồ sơ phải còn 12 tháng.
- Bác sĩ tiến hành khám sức khỏe cho lao động nước ngoài phải là bác sĩ CKI, CKII hoặc thạc sĩ, tiến sĩ trở lên, có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh phù hợp. Nếu trong trường hợp bác sĩ và người khám không cùng thông thạo một thứ tiếng, bắt buộc phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải có chứng chỉ về trình độ chuyên môn phiên dịch trong khám chữa bệnh theo quy định.
- Đối với cơ sở y tế, bệnh viện khám sức khỏe cho lao động là người nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và được cấp phép của cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Thủ tục khám sức khỏe cho người nước ngoài
2.1. Quy trình khám sức khỏe dành cho lao động nước ngoài bao gồm các bước thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thăm khám sức khỏe
Bước 2: Cơ sở y tế, bệnh viện người nước ngoài đến thăm khám đối chiếu ảnh trong hồ sơ
Bước 3: Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã xác thực đối chiếu
Bước 4: Kiểm tra và đối chiếu giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước hộ chiếu) của người giám hộ với lao động nước ngoài đến khám
Bước 5: Hướng dẫn quy trình, thủ tục khám sức khỏe cho người giám hộ và lao động nước ngoài
Bước 6: Cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện khám sức khỏe tổng quát theo quy định của Luật pháp
2.2. Dưới đây là danh mục khám bắt buộc dành cho người nước ngoài
Khám thể lực: là bước khám đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, đo huyết áp
Khám lâm sàng: bao gồm
- Khám nội tổng quát: hô hấp, tim mạch, tâm thần, thần kinh, nội tiết…
- Khám mắt: kiểm tra thị lực
- Khám tai – mũi – họng: kiểm tra thính lực và tầm soát các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng
- Khám răng – hàm – mặt: kiểm soát các bệnh như sâu răng, hôi miệng, nướu…
- Khám da liễu: nhằm phát hiện các bệnh về da, đặc biệt đối với người làm việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất
Khám cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: công thức hóa sinh, nhóm máu ABO, tỷ lệ huyết sắc tố…
- Xét nghiệm huyết thanh giang mai
- Xét nghiệm HIV
- Xét nghiệm viêm gan A,B,C,E
- Xét nghiệm phân và nước tiểu
3. Tiêu chuẩn lựa chọn địa chỉ y tế khám sức khỏe cho lao động nước ngoài
Trên thực tế, có rất nhiều cơ sở y tế – bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, để lựa chọn một địa chỉ thăm khám uy tín, đạt đủ tiêu chuẩn cung cấp chất lượng y tế cao cấp nhằm đáp ứng toàn bộ quy trình của Bộ Y tế, người nước ngoài có thể dựa trên các tiêu chí sau:
- Lệ phí: Mỗi một cơ sở y tế, bệnh viện sẽ có lệ phí thăm khám tổng quát khác nhau tùy theo từng gói khám bạn lựa chọn và các chi phí phát sinh nếu khám thêm danh mục. Bạn nên chọn gói khám có đầy đủ danh mục mà giấy phép lao động yêu cầu bởi đó là các danh mục cơ bản ở tất cả gói khám. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí thăm khám hơn
- Chất lượng dịch vụ: Có thể đối với người nước ngoài, việc lựa chọn một địa chỉ thăm khám có chất lượng dịch vụ y tế là điều khó khăn bởi rào cản văn hóa và ngôn ngữ. Hãy tra cứu và hỏi người dân thủ đô để có cái nhìn khách quan nhất. Ngoài ra, bạn nên chọn cơ sở y tế có cung cấp hỗ trợ phiên dịch xuyên suốt quá trình thăm khám để hoàn thành thủ tục khám sức khỏe một cách thuận lợi nhất.
- Đội ngũ y bác sĩ giỏi, có tay nghề: trước khi chuẩn bị hồ sơ thăm khám, bạn hãy chắc chắn cơ sở y tế mình lựa chọn sở hữu các y bác sĩ CKI, CKII giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bạn nên hỏi người tư vấn về thông tin bác sĩ sẽ khám nội đọc kết quả cho mình. Như vậy, kết luận khám sức khỏe của bạn sẽ chính xác và tổng quát tình trạng sức khỏe nhất.
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về khám sức khỏe cho người nước ngoài có thực sự quan trọng hay không và có thêm những thông tin để có một buổi thăm khám hoàn hảo nhất.