Khám sàng lọc trước khi mang thai gồm những xét nghiệm gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Để quá trình thai kì diễn ra thuận lợi thì việc khám sàng lọc trước khi mang thai là vô cùng cần thiết. Để đánh giá chính xác và tạo điều kiện cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, chị em cần thực hiện một số xét nghiệm tiền sản thai kì theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Mục đích của việc khám sàng lọc trước khi mang thai?

Theo thống kê thì việc một em bé sinh ra có khỏe mạnh hay không sẽ phụ thuộc 90% vào di truyền và sức khỏe của người mẹ trong quá trình mang bầu. Vì vậy, việc thăm khám sức khỏe, tư vấn cho chị em đang có ý định sinh con hoặc những bà mẹ từng sinh con/ mang thai mắc các dị tật bẩm sinh là việc vô cùng cần thiết để giảm thiểu tối đa các nguy cơ và biến chứng trong thai kì.

Khám sàng lọc trước khi mang thai sẽ giúp mẹ loại trừ những biến chứng trong quá trình mang bầu

Khám sàng lọc trước khi mang thai sẽ giúp mẹ loại trừ những biến chứng trong quá trình mang bầu

Mục đích của việc khám sàng lọc trước mang thai nhằm:

– Kiểm tra các bất thường về gen di truyền mà mẹ có nguy cơ lây truyền sang cho con, giúp tầm soát các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và đảm bảo quá trình thụ thai và mang thai diễn ra an toàn.

– Là căn cứ để các bác sĩ đưa ra lời khuyên về thời điểm nên sinh con và cách thức sinh con (sinh thường hoặc sinh mổ) sao cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.

– Từ kết quả xét nghiệm sàng lọc, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp để bào thai phát triển một cách tốt nhất ngay từ thời điểm mẹ cấn bầu.

– Với những mẹ có tiền sử thai lưu, sinh non, thai bị dị tật bẩm sinh thì việc khám tiền sản sẽ giúp mẹ phát hiện nguyên nhân dẫn đến biến chứng thai kì từ những lần sinh trước và tạo tiền đề đảm bảo cho mẹ một thai kì mới an toàn.

2. Các xét nghiệm mẹ cần làm trước khi có ý định mang thai

2.1 Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu sẽ nhận biết được nhóm máu và phát hiện những bất thường nếu có trong máu. Ngoài ra còn cho biết nguy cơ mắc các bệnh về máu như thiếu máu, giảm hồng cầu, bạch cầu…Đặc biệt qua xét nghiệm công thức máu sẽ sàng lọc được bệnh thalassemia – hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh, đây là căn bệnh do di truyền đột biến gen gây nên và hệ quả là trẻ sẽ bị thiếu máu trầm trọng và phải truyền máu cả đời.

Xét nghiệm công thức máu giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân

Xét nghiệm công thức máu giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân

1 kết quả quan trọng nữa của việc xét nghiệm máu đó là sẽ cho mẹ biết mẹ có thuộc nhóm máu Rh- hay không? Đây là nhóm máu cực hiếm tại Việt Nam nhưng nếu mẹ thuộc nhóm này thì rất có khả năng thai nhi sẽ gặp sự cố bất đồng nhóm máu với mẹ. Hậu quả có thể kể đến là thai lưu, sinh non, trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ hoặc xảy thai.

2.2 Xét nghiệm chức năng gan

Mục đích của việc xét nghiệm chức năng gan là tầm soát nguy cơ thai nhi mắc các bệnh lí về gan như viêm gan B,…Chị em có thể làm các xét nghiệm đo lường các chỉ số men gan, xét nghiệm protein đặc trưng hoặc phổ biến nhất là xét nghiệm nồng độ bilirubin trong máu để kiểm tra tình trạng hoạt động của gan. Vì vậy, bác sĩ khuyên chị em nên xét nghiệm chức năng gan định kì cùng với lịch khám sức khỏe tổng quát để phát hiện bệnh từ sớm.

2.3 Xét nghiệm sàng lọc virus Rubella ( IgM và IgG)

Virus Rubella hay còn gọi với tên khác là bệnh sởi là một căn bệnh nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi, đặc biệt là trong thời kì 3 tháng đầu thai kì. Vì vậy trước khi có ý định sinh con, chị em nên thực hiện 2 bước sau để phòng tránh virus Rubella:

– Bước 1: Xét nghiệm máu để xác định có cần tiêm chích ngừa bệnh Rubella hay không? Trường hợp cần xét nghiệm sẽ gồm người từng tiêm vacxin phòng Rubella và người đã từng mắc Rubella trước đó.

– Bước 2: Nếu có chỉ định tiêm vacxin sởi Rubella thì chị em nên chích ngừa từ 1 – 3 tháng trước khi mang thai.

2.4 Xét nghiệm sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể

Để xét nghiệm sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm kiểm tra máu tĩnh mạch. Đối tượng cần phải làm xét nghiệm này là các cặp vợ chồng đang có ý định sinh con, tiền sử bản thân hoặc gia đình từng mắc các bệnh hoặc gặp phải những vấn đề như:

– Vô sinh, sảy thai hoặc thai lưu

– Các bệnh liên quan đến tiểu đường, bệnh huyết áp cao

– Dị tật về hình thái như sứt môi hở hàm ếch, bàn chân bẹt, suy giảm về thính lực và thị lực

– Mắc các vấn đề liên quan đến tổn thương não như tâm thần phân liệt, chậm phát triển trí tuệ, down…

– Mang gen di truyền như thalassemia, u xơ thần kinh loại 1,…

– Trường hợp phụ nữ lớn tuổi, nằm ngoài độ tuổi sinh sản.

2.5 Xét nghiệm phân tích, đánh giá nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu cho biết bạn có đang mắc bệnh thân hay không? Các bệnh về thận phổ biến có thể kể đến là viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, suy thận, đái tháo đường…Các chỉ số xét nghiệm bạn cần để ý gồm:

Glucose: Nguy cơ mắc tiểu đường

– Protein: Giúp phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kì

– BLD (Blood): Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu hoặc sỏi thận

– Độ PH: Nghi ngờ nhiễm khuẩn thận

– LEU hay BLO: Là xét nghiệm sinh hóa nước tiểu, nhằm phát hiện bệnh nhiễm trùng đường niệu

2.6 Khám phụ khoa tổng quát, xét nghiệm nội tiết tố

Ngay cả khi chưa có ý định mang thai thì chị em cũng nên tới cơ sở y tế thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng 1 lần để phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: Nhiễm nấm Trichomonas, nấm candida, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai hoặc các bệnh dễ lây lan qua đường tình dục khác. Nếu trong thai kì mẹ mắc các bệnh này thì thai nhi sẽ có nguy cơ sinh non hoặc mẹ có thể bị xảy thai.

Khám phụ khoa định kì tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Khám phụ khoa định kì tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Với phụ nữ đang có ý định sinh con, đặc biệt là chị em có kế hoạch mang thai nhờ can thiệp thụ tinh ống nghiệm thì việc xét nghiệm nội tiết tố nữ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Qua đó, có thể biết được tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ đồng thời đánh giá khả năng sinh sản, tỉ lệ thụ thai. Thời điểm làm xét nghiệm nội tiết để cho kết quả chính xác là từ ngày thứ 2 đến 4 của chu kì kinh.

Trên đây là những xét nghiệm cần thiết mà chị em nên thực hiện trước khi có ý định sinh con để nắm bắt được tình trạng sức khỏe bản thân cũng như kiểm soát được những nguy cơ gây biến chứng cho mẹ và bé trong quá trình mang bầu để từ đó có biện pháp điều chỉnh về dinh dưỡng, phòng ngừa và điều trị bệnh lí kịp thời trước khi chính thức bước vào thai kỳ.

Nếu các bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi cần giải đáp xung quanh việc khám sàng lọc trước khi mang thai thì hãy liên hệ qua tổng đài của Thu Cúc TCI để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital