Một cuộc điều tra gần đây cho thấy có tới hơn 80% người trên 30 tuổi bị đau mỏi ở vùng thắt lưng, nhất là phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh
Cấu trúc của cột sống ở mỗi người gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 5 đốt sống cụt. Giữa chúng được nối lại với nhau bằng 4 dây chằng: dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vòng và dây chằng liên gai sống. Trong đó, dây chằng dọc sau chứa nhiều thụ thể thần kinh cảm giác nên khi chạm vào đấy dễ gây đau.
Ở giữa của hai đốt sống là đĩa đệm có tác dụng chống xóc… Bên trong đốt sống có ống sống chứa tủy. Đây là nơi dẫn truyền thông tin giữa não và các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, những chấn thương vùng cột sống không chỉ ảnh hưởng đến sự chuyển động và khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể mà còn gây đau, mất cảm giác thậm chí liệt ở phần cơ thể tương ứng.
Menu xem nhanh:
Những ai dễ bị đua mỏi ở vùng thắt lưng?
Trên thực thế, đau mỏi ở vùng thắt lưng không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, bệnh còn thể gặp người tuổi trung niên và cả thanh thiếu niên.
Đối với những người tuổi dưới 30, chứng đau mỏi vùng thắt lưng thường gặp nhiều ở học sinh, sinh viên, thư ký đánh máy; hay nói cách khác là những người có tính chất công việc phải ngồi lâu, hoặc hay cúi lưng, cong lưng không đúng tư thế, tư thế ngồi hoặc đứng không hợp lý dẫn tới cơ căng mỏi và gây đau mỏi ở vùng thắt lưng.
Đặc biệt đối với phụ nữ, đau mỏi ở vùng thắt lưng còn liên hệ đến chu kỳ kinh nguyệt, thường triệu chứng này thường xảy ra trước chu kỳ hành kinh.
Ngoài ra, những người làm thợ mộc, thợ rèn, người lái xe cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn người khác, vì phải ngồi nhiều gây áp lực lên cột sống.
Đối với chứng đau mỏi thắt lưng còn có nguyên nhân từ bệnh lý, những người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, loãng xương, lao đốt sống, …cũng gây ra triệu chứng đau mỏi ở vùng thắt lưng.
Có cách nào giảm đau mỏi ở vùng thắt lưng?
Dù có nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt hay do mắc phải bệnh lý nào đó nhưng để giảm triệu chứng đau mỏi ở vùng thắt lưng đều cần nghỉ ngơi trên giường, nằm đúng tư thế để các cơ cạnh sống và dây chằng được nghỉ ngơi.
Đối với chứng đau mỏi ở vùng thắt lưng tư thế nằm ngửa trên phản cứng có lót đệm mỏng là tốt nhất, gối dưới đầu cần mềm và thấp.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng đau cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả, Có thể dùng túi nước đá chườm lên vùng đau trong vòng 24 giờ sau khi bị tổn thương. Hoặc chườm nóng vào chỗ đau để giúp cơ thể giãn, tăng tính đàn hồi và giảm đau lưng.
Người bị đau mỏi ở vùng thắt lưng nên nằm trên nệm khoảng 5cm và lót trên mặt phẳng cứng, tránh nằm nệm quá cao và mền sẽ làm cột sống bị cong và gây đau mỏi lưng.
Ngoài ra, một số động tác xoa bóp, thư giãn, cũng có tác dụng giúp giảm viêm giảm đau mỏi ở vùng thắt lưng.
Giải pháp nào giúp đề phòng đau mỏi ở vùng thắt lưng?
Chú ý trong tư thế khi nằm: việc nằm đúng tư thế giúp các cơ và dây chằng được thư giãn, nghỉ ngơi. Sở sĩ cần quan tâm ở tư thế nằm bởi ngủ chiếm tới 1/3 thời gian của đời sống con người.
Nếu nằm ngửa cần dùng gối mềm thấp ở đầu và kê thêm gối ở hai nhượng chân sẽ thư giãn cơ đùi và thắt lưng, giúp cột sống vùng thắt lưng thẳng hơn.
Khi nằm nghiêng phải hoặc trái cần sử dụng gối mềm, có độ cao vừa phải, 2 chân cong lại, và giữ thẳng góc với thân mình,cần thêm một gối mỏng giữa hai đầu gối và cẳng chân.
Tư thế ngồi đúng là giữ cho cột sống thẳng, đùi thẳng và vuông với thân mình và cẳng chân,thả lỏng 2 vai và giữ cho 2 vai vai phải cân bằng, tránh là ngồi tréo chân, lưng cong, ưỡn, cúi đầu về phía trước hay ngửa đầu ra phía sau, nghiêng phải hoặc nghiêng trái.
Chú ý trong tư thế lao động, nhất là khi nâng 1 vật nặng, cần cong hai gối, giữ cho phần lưng luôn thẳng.
Đối với những người phải ngồi trong thời gian cần vận động đi lại ít nhất 1 giờ 1 lần,
Ngoài ra, lựa chọn chơi thể thao vừa giúp thư giãn laị giúp giảm cơn đau mỏi ở vùng thắt lưng hiệu quả.
Đau mỏi ở vùng thắt lưng khi nào cần đi khám
Có nhiều nguyên nhân gây triệu chứng đau mỏi vùng thắt lưng, do đó nếu thấy triệu chứng kéo dài bất thường, bạn cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị kịp thời.