Hội chứng ruột kích thích hay không dung nạp lactose?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích và chứng không dung nạp lactose thường xuyên bị nhầm lẫn. Điều này là do các triệu chứng của cả hai căn bệnh gần như giống hệt nhau. Tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt trong nguyên nhân và cách điều trị.

Những người không dung nạp lactose là vì cơ thể không tiêu hóa một loại hình cụ thể của thực phẩm: đường trong sữa. Trong khi đó hội chứng ruột kích thích lại có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân tiềm ẩn.

Các triệu chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích và không dung nạp lactose đều có các triệu chứng tương tự nhau, chẳng hạn đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy...

Hội chứng ruột kích thích và không dung nạp lactose đều có các triệu chứng tương tự nhau, chẳng hạn đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy…

Cả hội chứng ruột kích thích và không dung nạp lactose đều gây ra các triệu chứng như:

  • Bụng sưng phù
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi

Hội chứng ruột kích thích cũng có thể gây táo bón, phân có lẫn chất nhầy hoặc cảm giác đi ngoài chưa hết phân. Những triệu chứng này có thể thay đổi theo thời gian và bùng phát, cải thiện hoặc biến mất.
Cùng với những triệu chứng nên trên, không dung nạp lactose còn có thể gây buồn nôn. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, buồn nôn sau khi uống sữa hoặc sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa khác sau 30 phút đến 2 tiếng.

Phân biệt như thế nào?

Nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới.

Nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới.

Nguyên nhân đằng sau hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng bệnh xảy ra do rối loạn nhu động ống tiêu hóa, sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già hoặc vấn đề giữa tín hiệu của não bộ và các dây thần kinh ở ruột.
Mặc dù nguyên nhân vẫn còn là điều bí ẩn nhưng một số yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích, bao gồm

  • Di truyền: nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích tăng ở những người có cùng huyết thống.
  • Tuổi tác: bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là từ 30 – 40 tuổi.
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới.
  • Stress: căng thẳng kéo dài cũng là một yếu tố nguy cơ khác của hội chứng ruột kích thích.

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa đường lactose trong sữa vì thiếu một loại enzyme trong ruột non. Đường lactose không được tiêu hoá sẽ ứ đọng lại trong ruột, hút nước làm tiêu chảy tăng thêm và kéo dài. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng không dung nạp lactose có thể cơ thể không nhận được đủ số lượng các chất dinh dưỡng quang trọng như canxi và vitamin D có nhiều trong sữa và các sản phảm từ sữa.
Không dung nạp lactose có thể do di truyền, do nguyên nhân tuổi tác hoặc hệ quả của các rối loạn tiêu hóa.

Về phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Khi có những triệu chứng nghi ngờ hội chứng ruột kích thích hoặc không dung nạp lactose, tốt nhất nên tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh.

Khi có những triệu chứng nghi ngờ hội chứng ruột kích thích hoặc không dung nạp lactose, tốt nhất nên tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh.

Khi có những triệu chứng nghi ngờ hội chứng ruột kích thích hoặc không dung nạp lactose, tốt nhất nên tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Đối với hội chứng ruột không kích thích, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng mà người bệnh mô tả. Tuy nhiên với chứng không dung nạp lactose, người bệnh cần cung cấp thêm một số thông tin khác, chẳng hạn như:

  • Trong gia đình có ai mắc bệnh này không?
  • Khám lâm sàng
  • Xét nghiệm đo lường nồng độ hydrogen trong hơi thở sau khi uống sữa có chứa đường lactose. Đường lactose không tiêu hóa được sẽ khiến nồng độ hydro tăng cao.

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện và sau đó biến mất nhưng sẽ kéo dài suốt cả cuộc đời của người bệnh. Hiện tại căn bệnh  này vẫn chưa có cách điều trị triệt để nhưng một số biện pháp đơn giản có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, hạn chế tình trạng khó chịu. Thay đổi chế độ ăn uống và áp dụng các biện pháp thư giãn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Một số loại thuốc như thuốc chống tiêu chảy hoặc thuốc nhuận tràng cũng sẽ khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Các bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng của người bệnh để tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Chứng không dung nạp lactose hiện cũng chưa có biện pháp điều trị. Thông thường người bệnh sẽ tránh tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa. Một số trường hợp vẫn có thể ăn một lượng nhỏ trong khi số khác phải cắt bỏ hoàn toàn những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và sử dụng thêm các chất bổ sung nếu cần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital