Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến và có giá trị cao. Hóa trị ung thư vú bao nhiêu lần, hóa trị có tác dụng phụ gì không là vấn đề được đông đảo bệnh nhân và người nhà quan tâm.
Menu xem nhanh:
1. Hóa trị ung thư vú là gì?
Hóa trị ung thư vú là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư vú. Hóa chất được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm.
Với bệnh nhân ung thư vú, hóa trị được đánh giá là cải thiện rõ rệt tiên lượng sống (giảm 25% tỉ lệ tử vong). Hóa trị có thể được sử dụng ở giai đoạn đầu ung thư vú nhằm bổ trợ phẫu thuật, giúp chữa khỏi bệnh. Ở giai đoạn tiến triển, hóa trị nhằm mục đích phá hủy và tiêu diệt các tế bào ung thư vú càng nhiều càng tốt, giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
2. Hóa trị ung thư vú bao nhiêu lần?
Hóa trị ung thư vú bao nhiêu lần và trong khoảng thời gian bao lâu là vấn đề mà bệnh nhân rất quan tâm. Tuy nhiên, không có một con số cụ thể về số lần hóa trị vì phải tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, mục đích của hóa trị, loại thuốc được dùng, và phản ứng của cơ thể đối với loại thuốc. Có những trường hợp phải dùng thuốc mỗi ngày, mỗi tuần, hay mỗi tháng. Thông thường hóa trị sẽ được chỉ định theo một chu kỳ nhất định và có quãng thời gian nghỉ để những tế bào bình thường khỏe mạnh trở lại trước khi bắt đầu vào chu kỳ hóa trị kế tiếp.
Nếu ung thư tái phát, hóa trị vẫn được chỉ định. Trong trường hợp này, hóa trị nhằm mục đích giảm bớt triệu chứng, làm chậm lại sự phát triển của ung thư…
3. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư vú?
Phản ứng phụ xảy ra khi điều trị ung thư vú có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, các bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát các tác dụng phụ này và chúng thường kết thúc sau một thời gian ngắn.
- Buồn nôn và nôn
- Suy nhược, mệt mỏi
- Rụng tóc
- Viêm niêm mạc miệng
Hóa trị ngày càng có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư, tuy nhiên cần kết hợp đa chuyên khoa, đa mô thức nhằm mục đích kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư.
Thông tin chỉ có tính chất tham khảo. Người bệnh nên thăm khám và hỏi ý kiến trực tiếp bác sĩ điều trị.