Hở van tim 2 lá là bệnh lý tim mạch khá phổ biến và dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị, phẫu thuật kịp thời. Vậy hở van tim 2 lá khi nào cần phẫu thuật?
Menu xem nhanh:
Hở van tim 2 lá nguy hiểm như thế nào?
Hở van tim 2 lá là tình trạng van tim bị hở, máu phụt ngược trở lại gây ứ ở tim, tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy cả lượng máu ứ dố đi lâu dần bị suy yếu.
Hở van tim 2 lá là bệnh lý nguy hiểm có thể gây biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả. Các mức độ nghiêm trọng của bệnh được dựa vào độ hở lớn nhỏ của van tim và những biến chứng xảy ra. Theo đó độ nặng của bệnh hở van hai lá và hở van động mạch được chia thành 4 mức độ: 1/4 là hở nhẹ, 2/4 hở trung bình, 3/4 hở nặng, 4/4 hở rất nặng.
Tùy mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà người bệnh có các biểu hiện như: mệt mỏi, khó thở, đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp,…Khi có triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, chẩn đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh và xây dựng phác đồ điều trị kịp thời hiệu quả.
Hở van tim 2 lá khi nào cần phẫu thuật?
Để giải đáp băn khoăn “hở van tim 2 lá khi nào cần phẫu thuật?”, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
Hầu hết người bệnh hở van tim 2 lá giai đoạn đầu được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc). Để việc điều trị có được hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự động thay đổi thuốc và ngừng thuốc khi không có chỉ định. Bên cạnh đó, người bệnh cần tái khám thường xuyên theo đúng hẹn để được bác sĩ theo dõi, đánh giá mức độ tiến triển của bệnh và định hướng chữa trị kịp thời.
Hở van hai lá chỉ định phẫu thuật dựa vào mức độ hở van, định lượng dựa trên siêu âm tim hay chụp buồng tim kết hợp với các triệu chứng cơ năng của suy tim hoặc sự tiến triển của hở van 2 lá và mức độ suy tim.
- Hở van hai lá mức độ nặng (độ 3,4) có kèm theo triệu chứng cơ năng của suy tim thì cần phải phẫu thuật ngay.
- Hở van hai lá nặng nhưng các triệu chứng cơ năng nhẹ (khó thở khi gắng sức) cần theo dõi sát.
- Nếu đường kính tim trái ngày càng lớn (nhĩ trái, thất trái), hoặc xuất hiện rung nhĩ thì cần phẫu thuật ngoại khoa.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc tham khảo, hiện tại bệnh viện Thu Cúc chữa thực hiện phẫu thuật van tim. Tuy nhiên, để được tư vấn điều trị nội khoa hiệu quả, thăm khám chính xác với giáo sư tim mạch giỏi bạn có thể liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.