Xuất huyết tiêu hóa nếu không phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong rất nhanh chóng. Bài viết dưới đây là những hậu quả sau xuất huyết tiêu hóa ai cũng nên biết để có ý thức điều trị và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa
– Viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày.
– Viêm cấp chảy máu dạ dày do dùng thuốc.
– Viêm trợt ở dạ dày – tá tràng.
– Polyp dạ dày – tá tràng
– Thoát vị lỗ thực quản cơ hoành.
– U thần kinh ở dạ dày, u cơ trơn.
– Lao dạ dày hoặc giang mai dạ dày.
– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, viêm tắc tĩnh mạch trên gan…
– Chảy máu đường mật ở những bệnh nhân bị bệnh sỏi mật, viêm loét đường mật…;
-Do các bệnh lý của tủy xương gây rối loạn đông máu, chảy máu như bạch huyết cấp và mạn tính, suy tủy xương…
-Do các bệnh lý toàn thân khác gồm: Urê máu cao, chấn thương bỏng rộng hoặc ngộ độc các chất hữu cơ, huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa, các bệnh của hệ thần kinh trung ương…
Để biết chính xác nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần được khám lâm sàng và cận lâm sàng. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa và có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả cho người bệnh.
2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa
- Nôn ra máu tươi, máu đen, máu cục hoặc máu lẫn với thức ăn.
- Đại tiện phân đen như bã cà phê, mùi khắm hoặc có dính máu trong phân.
- Sốc do giảm thể tích máu đột ngột, thường xuất hiện sau khi nôn hoặc sau khi đại tiện với các biểu hiện như: Da xanh tái, niêm mạc trắng bệch, chân tay lạnh, toát mồ hôi, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp thấp và kẹt, khó thở, có thể co giật…
Tùy mức độ xuất huyết tiêu hóa nặng hay nhẹ, người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau.
3. Hậu quả sau xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội, ngoại khoa khẩn cấp cần được xử lý kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Theo đó người bệnh cần được điều trị hồi sức chống sốc, hồi phục lại thể tích máu, cầm máy và xử lý nguyên nhân. Trong những trường hợp nặng cần phải có sự phối hợp nội – ngoại khoa để giải quyết nguyên nhân chảy máu, tránh tử vong và những biến chứng xấu cho người bệnh.
Hậu quả sau xuất huyết tiêu hóa thường rất nghiêm trọng. Những trường hợp được cấp cứu kịp thời có thể khỏi bệnh hoàn toàn nhưng thường mất rất nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe và tất nhiên hệ tiêu hóa sẽ không còn được khỏe mạnh như lúc đầu. Bên cạnh đó, người bệnh phải kiêng khem rất nhiều trong ăn uống. Những trường hợp không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể phải chịu những di chứng về sau này làm giảm chất lượng cuộc sống.
4. Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa như thế nào?
Để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa cần lưu ý:
- Hạn chế tối đa rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn khác.
- Nói không với thuốc lá.
- Hạn chếcà phê, trà đặc, nước có ga, nước tăng lực.
- Không sử dụng những loại thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày.
- Hạn chế chất béo, thực phẩm khó tiêu hóa.
- Nên bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn uống.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
- Người có bệnh tại đường tiêu hóa nên ăn các thức ăm mồm, dễ tiêu và nên chia nhỏ bữa ăn, không để dạ dày quá no hoặc quá đói.
- Vận động, nghỉ ngơi khoa học; tránh xa căng thẳng – stress…