Giúp bạn hiểu rõ về xét nghiệm H.pylori dương tính

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Hiện nay, dưới sự phát triển của lĩnh vực y tế, nhiều loại xét nghiệm đã được ứng dụng trong thăm khám bệnh để giúp nhanh chóng chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H.pylori. Việc xét nghiệm H.pylori dương tính sẽ hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong chẩn đoán và thăm dò được tình trạng của căn bệnh dạ dày.

1. Hiểu rõ về xét nghiệm xét nghiệm H.pylori dương tính

1.1. Thế nào là xét nghiệm H.pylori dương tính?

Xét nghiệm này là khi bạn đã có vi khuẩn H.pylori trong dạ dày, các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Vậy vi khuẩn H.pylori là gì và tại sao chúng ta lại cần thực hiện xét nghiệm Hp?

Vi khuẩn Hp (tên đầy đủ: Helicobacter pylori) là loại xoắn quẩy gram âm, sống được ở trong môi trường dạ dày của con người với khả năng lây nhiễm vô cùng cao. Hầu hết ở các nước trên thế giới đều có thể có nguy cơ mắc vi khuẩn này nếu như không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Loại vi khuẩn này thường được định nghĩa theo 2 dạng đó là âm tính và dương tính. Khi thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ không tìm thấy sự xuất hiện của vi khuẩn H.pylori trong dạ dày thì kết quả xét nghiệm sẽ là âm tính, ngược lại khi có vi khuẩn H.pylori ở trong dạ dày thì kết quả sẽ là xét nghiệm Hp dương tính.

Khi ở trong cơ thể con người, cụ thể là dạ dày, loại vi khuẩn H.pylori có thể phá hủy lớp niêm mạc dẫn tới tổn thương hay viêm loét dạ dày và gây nên một số bệnh như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và nguy hiểm hơn đó là ung thư dạ dày.

xét nghiệm H.pylori dương tính là gì

Khi có vi khuẩn H.pylori ở trong dạ dày thì kết quả sẽ là xét nghiệm Hp dương tính

1.2. Cần làm gì khi xét nghiệm H.pylori dương tính?

Khi có kết quả dương tính, bạn đừng quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Bởi không phải cứ nhiễm vi khuẩn H.pylori là gặp vấn đề sức khỏe . Theo thống kê, chỉ 20% số người nhiễm vi khuẩn H.pylori là bị mắc bệnh lý về dạ dày. Bởi những điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: do cơ địa, tuổi tác, chế độ sinh hoạt, ăn uống.

Với các trường hợp cụ thể dưới đây, bạn bắt buộc phải tiêu diệt vi khuẩn H.pylori để phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra :

– Bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày như: viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày,…

– Người có người thân trực hệ đã từng mắc căn bệnh ung thư dạ dày.

– Người bị thiếu máu và đã được loại trừ bởi các nguyên nhân khác.

– Bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm.

– Người sinh sống trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao.

– Người quan tâm đến sức khoẻ và lo lắng về vi khuẩn H.pylori…

2. Một số phương pháp kiểm tra vi khuẩn H.pylori trong dạ dày

Các phương pháp dưới đây sẽ được thực hiện nhằm mục đích giúp bác sĩ xác định xem người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn H.pylori hay không. Loại vi khuẩn này có thể gây nên bệnh viêm loét dạ dày tuy nhiên không phải 100% người nhiễm chúng đều mắc bệnh.

Thông thường, để kiểm tra cơ thể người bệnh có vi khuẩn Hp hay không bác sĩ sẽ chỉ định họ làm 4 phương pháp sau đây:

2.1. Phương pháp xét nghiệm máu

Khi thực hiện xét nghiệm Hp, bác sĩ sẽ lấy máu của người bệnh để làm bệnh phẩm. Tiếp đó sẽ kiểm tra xem liệu cơ thể của người bệnh có kháng thể chống lại vi khuẩn H.pylori hay không. Nếu máu của bệnh nhân có kháng thể với vi khuẩn H.pylori nghĩa là bệnh nhân đã từng nhiễm vi khuẩn H.pylori, lúc này kết quả xét nghiệm H.pylori sẽ là dương tính.

2.2. Phương pháp xét nghiệm kháng nguyên trong phân

Các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này để kiểm tra xem có chất kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn H.pylori trong cơ thể hay không. Kết quả của phương pháp này nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H.pylori hoặc để kiểm tra xem việc điều trị cho người bệnh nhiễm vi khuẩn H.pylori có đạt hiệu quả hay không.

2.3. Phương pháp test Hp qua hơi thở

Phương pháp này được thực hiện bằng cách người bệnh sẽ được hướng dẫn nuốt một viên chứa urê. Nếu có vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, nó sẽ sản xuất ra chất enzyme urease để phá vỡ urê trong dạ dày thành chất amoniac và carbon dioxide.

Sau khoảng 15-30 phút, họ sẽ được yêu cầu thở vào một dụng cụ để bác sĩ tiến hành đo nồng độ carbon dioxide trong hơi thở và so sánh với mẫu thở trước đó của bệnh nhân để xác định sự tồn tại và định lượng H. pylori có trong dạ dày.

2.4. Phương pháp sinh thiết dạ dày

TRong quá trình thực hiện nội soi dạ dày, mẫu xét nghiệm sẽ được bác sĩ lấy từ lớp niêm mạc của dạ dày và ruột non của người bệnh. Từ các mẫu sinh thiết thu được đó, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm khác nhau để kiểm tra xem có vi khuẩn Hp trong đó hay không, như phương pháp giải phẫu bệnh (nhuộm HE) hoặc làm CLO test.

làm gì khi xét nghiệm H.pylori dương tính

Cần tiến hành các phương pháp kiểm tra Hp nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ

3. Đối tượng cần thực hiện kiểm tra vi khuẩn H.pylori

Thông thường, khi mới nhiễm Hp sẽ không xuất hiện một triệu chứng cụ thể nào cả. Cho đến khi người bệnh có các hiện tượng như viêm dạ dày, đại tràng xuất hiện, sau đó các biểu hiện cụ thể sẽ xuất hiện rõ hơn. Cụ thể như sau:

– Đau bụng nhiều lần và thường xuyên.

– Giảm cân không rõ lý do.

– Thường xuyên bị chứng ợ hơi.

– Có cảm giác no, đầy hơi, chướng bụng thường xuyên.

– Hay bị buồn nôn và cảm thấy chóng mặt.

– Bị nôn khan vào buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy.

Ngoài các triệu chứng kể trên, một vài bệnh nhân khác còn xuất hiện những dấu hiệu khác nặng hơn như: trong phân có máu, phân đen, hoặc bị nôn ra máu…

xét nghiệm H.pylori dương tính

Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng thì nên tiến hành các phương pháp giúp kiểm tra vi khuẩn H.pylori

Khi có những triệu chứng như vậy, bạn cần đến ngay bệnh viện uy tín để tiến hành xét nghiệm Hp. Nếu kết quả xét nghiệm H.pylori là dương tính thì bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, đừng quên tiến hành tầm soát sức khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện và chủ động phòng ngừa khả năng bị mắc vi khuẩn H.pylori.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital