Ngày càng nhiều sản phụ áp dụng biện pháp giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Mặc dù phương pháp này đã được chứng minh tính an toàn nhưng vẫn có một số nghi ngại. Hãy tìm hiểu kỹ về phương pháp này qua thông tin sau đây của chúng tôi.
Menu xem nhanh:
Cơ chế giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Những tín hiệu thần kinh nhận được cảm giác đau đều phải đi khoang màng cứng trước khi truyền đến não bộ. Màng cứng là màng mỏng bao lấy tủy sống và dịch não tủy, bên ngoài màng cứng là khoang ngoài màng cứng chứa dây thần kinh vận động, cảm giác. Khi thuốc tê được tiêm vào màng cứng sẽ khóa các tín hiệu thần kinh nhận cảm giác đau, khiến bạn không bị đau khi sinh.
Ưu điểm của phương pháp giảm đau đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Ưu điểm của gây tê ngoài màng cứng là giúp cho sản phụ dễ chịu hơn, đỡ sợ cơn đau đẻ. Khi đau, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone vào máu, nhịp tim sẽ tăng lên, làm tăng nhịp tim và dồn máu từ tử cung, lúc này sản phụ thở nhanh và sâu khiến máu chảy khỏi nhau thai – nơi mà em bé đang nhận oxy và dưỡng chất. Gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ ngăn chặn được cơn đau, không phải trải qua tình trạng này.
Thực hiện gây tê ngoài màng cứng thế nào?
Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi. Dung dịch sát khuẩn được bôi bên ngoài da, thuốc gây tê cục bộ tiêm vào cơ thể, bác sĩ sẽ đâm mũi kim gây tê ngoài màng cứng qua khu vực đã được gây tê. Ống thông được luồn vào khoang màng cứng, kim sẽ được loại bỏ, ống thông này được dán cố định ở lưng sản phụ. Khi sản phụ nằm, thuốc tê được đẩy qua ống thông, và được nối với bơm cung cấp thuốc tê trong quá trình sinh nở một cách liên tục.
Một số băn khoăn về giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Thuốc gây tê có thể gây hại cho em bé không?
Bất kỳ loại thuốc giảm đau nào mẹ sử dụng trong quá trình chuyển dạ sinh con cũng có tác động đến bé. Tuy nhiên, với thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, lượng thuốc đi vào máu của cơ thể mẹ là khá nhỏ. Chưa có bằng chứng về lượng thuốc rất nhỏ em bé hấp thu có thể gây hại cho em bé.
Gây tê ngoài màng cứng có gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng
Hầu hết gây tê ngoài màng cứng an toàn trong hầu hết trường hợp. Nếu có biến chứng cũng chỉ là ảnh hưởng ngắn hạn, không quá nghiêm trọng như buồn nôn, ngứa, đau vùng cột sống. Có một số biến chứng nguy hiểm hơn như nhiễm trùng, chảy máu, thở chậm hoặc ngừng thở, tổn thương thần kinh, co giật… nếu thuốc được tiêm đột ngột vào dòng máu. Thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín nơi có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao sẽ không xảy ra trường hợp này.
Gây tê ngoài màng cứng có làm việc rặn đẻ của mẹ khó khăn không?
Gây tê ngoài màng cứng sử dụng thuốc liều thấp, phù hợp sẽ làm việc rặn đẻ dễ hơn so với dùng thuốc liều cao.
Mỗi người có cảm giác với cơn đau đẻ khác nhau. Giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp ngày càng được nhiều mẹ lựa chọn.
Hi vọng rằng thông tin trên đã giúp mẹ có được những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp.