Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích trữ mỡ trong gan quá mức. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người khi tìm hiểu về căn bệnh này. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến tổn thương gan và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Menu xem nhanh:
1. Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?
Gan là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhât trong cơ thể chúng ta. Nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, tích trữ năng lượng và loại bỏ chất độc. Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan quá mức cho phép, từ 5% đến 10% trọng lượng gan. Bệnh bao gồm hai loại chính:
– Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
– Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu
1.1. Gan nhiễm mỡ không do rượu là gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là một loại bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến việc sử dụng nhiều rượu bia. Bệnh cũng được chia làm hai loại:
– Gan nhiễm mỡ đơn giản: Cỡ trong gan nhưng ít hoặc không gây viêm, tổn thương tế bào gan hoặc biến chứng cho gan.
– Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu: Viêm và tổn thương tế bào gan, có thể gây ra xơ hóa gan hoặc sẹo gan, xơ gan, ung thư gan.
1.2. Gan nhiễm mỡ do rượu là gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là tình trạng gan bị tổn thương do sử dụng nhiều rượu bia. Gan phân hủy hầu hết lượng rượu chúng ta uống. Vì vậy rượu bia có thể hỏng các tế bào gan, thúc đẩy quá trình viêm và làm suy yếu khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là giai đoạn sớm nhất của bệnh gan do rượu. Bệnh có thể tiến triển thành viêm gan do rượu và xơ gan.
2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao nhất?
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu đến nay chưa được khẳng định cho ràng. Các bác sĩ thông qua chẩn đoán và điều trị nhận thấy bệnh phổ biến hơn ở những đối tượng người bệnh:
– Bị tiểu đường
– Bị huyết áp cao
– Bị béo phì với mức độ mỡ bụng cao
– Là phụ nữ sau mãn kinh (phụ nữ đã ngừng kinh)
– Ở độ tuổi trung niên trở lên (mặc dù trẻ em cũng có thể mắc bệnh này)
– Có nồng độ chất béo cao trong máu, chẳng hạn như cholesterol và chất béo trung tính
– Dùng một số loại thuốc, như corticosteroid, amiodarone và một số loại thuốc ung thư
– Có một số rối loạn chuyển hóa như kháng insulin
– Lạm dụng rượu, giảm cân nhanh và suy dinh dưỡng
– Bị một số bệnh nhiễm trùng, viêm gan C, A, B
– Đã tiếp xúc với một số chất độc
– Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (một đường thở bị tắc nghẽn khiến quá trình thở ngừng và bắt đầu trong khi ngủ).
Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu bia chỉ xảy ra với những người nghiện rượu bia nhiều, đặc biệt là những người uống rượu bia trong thời gian dài. Nguy cơ cao hơn đối với những người nghiện rượu nặng là phụ nữ, bị béo phì hoặc có một số đột biến gen trong cơ thể.
3. Triệu chứng hay gặp của bệnh gan nhiễm mỡ
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển thành xơ gan. Nếu xuất hiện triệu chứng, chúng có thể bao gồm:
– Đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng ở phía trên bên phải của bụng
– Buồn nôn, chán ăn, sụt cân
– Vàng da
– Bụng và chân bị sưng
– Mệt mỏi cùng cực hoặc tinh thần hoang mang
– Phù nề, nổi mề đay, ngứa ngáy
– Suy giảm trí nhớ
– Nước tiểu sẫm màu
– Nôn ra máu
4. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
4.1. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không – thắc mắc của nhiều người
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người khi tìm hiểu về căn bệnh này. Đa phần gan nhiễm mỡ nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả sẽ không gây ra quá nhiều vấn đề cho sức khỏe. Nhưng ở một số người, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và dẫn đến sẹo ở gan, xơ gan, suy gan, ung thư gan.
4.2. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không thể hiện ở biến chứng hay gặp
Gan nhiễm mỡ có thể phát triển qua bốn giai đoạn như sau:
– Gan nhiễm mỡ đơn giản. Đây là giai đoạn đầu, gan mới tích tụ mỡ.
– Viêm gan nhiễm mỡ. Mỡ tích tụ nhiều theo thời gian chèn ép tế bào gan gây viêm gan.
– Xơ hóa do tình trạng viêm gan đã tạo sẹo.
– Xơ gan do sẹo ở gan lan rộng hơn. Xơ gan có thể gây suy gan.
Một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe xảy ra do gan nhiễm mỡ bao gồm:
– Gan nhiễm mỡ là dấu hiệu của các vấn đề khác như tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa.
– Người bị gan nhiễm mỡ tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ và tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa.
– Suy giảm chức năng gan: Lượng mỡ dư thừa trong gan làm chèn ép tế bào gan, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và tích trữ nhiên liệu tại gan. Nếu kéo dài sẽ làm chức năng gan suy giảm.
– Ảnh hưởng lên hệ thần kinh: Gan nhiễm mỡ làm lipoprotein và phospholipid trong huyết tương suy giảm. Từ đó ảnh hưởng tới huyết quản và hệ thần kinh.
– Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch
– Suy giảm trí nhớ đi kèm hoa mắt, đau đầu, mất ngủ,…
Để giúp ngăn chặn gan nhiễm mỡ tiến triển và gây ra các biến chứng, bệnh nhân hãy tuân thủ kế hoạch điều trị được khuyến nghị của bác sĩ.
5. Phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh gan nhiễm mỡ được bác sĩ đưa ra lời khuyên để thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện và giảm cân.
– Giảm cân. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày và tăng cường hoạt động thể chất để giảm cân.
– Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh có nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời theo dõi tất cả lượng calo nạp và mỗi ngày.
– Tập thể dục ít nhất 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.
– Kiểm soát bệnh tiểu đường.
– Giảm cholesterol. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên có thể giúp giữ cho cholesterol và chất béo trung tính ở mức khỏe mạnh.
– Tránh những thứ sẽ khiến gan thêm căng thẳng.
– Hạn chế muối và đường, cũng như đồ ăn nhiều dầu mỡ.
– Tiêm phòng viêm gan A và B , bệnh cúm và bệnh phế cầu khuẩn. Nếu bạn bị viêm gan cùng với gan nhiễm mỡ rất dễ dẫn đến suy gan. Những người bị bệnh gan mãn tính thường dễ bị nhiễm trùng hơn, vì vậy tiêm phòng rất quan trọng.
Để giữ lá gan luôn khỏe mạnh, cách tốt nhất là chúng ta nên chủ động phòng tránh bệnh thông qua việc thay đổi lối sống, giảm cân và vận động thật nhiều.