- Những tác hại của bệnh đục thủy tinh thể với mắt là rất lớn, đặc biệt nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây mù lòa.
Menu xem nhanh:
HIỂU VỀ BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Thủy tinh thể là một bộ phận quan trọng của mắt, được cấu tạo chủ yếu từ nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp, protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể. Bệnh rất phổ biến, đặc biệt với người cao tuổi. Nhiều người bị đục thủy tinh thể cả hai mắt nhưng bệnh không lây từ mắt này qua mắt kia.
ĐỤC THỦY TINH THỂ DO NGUYÊN NHÂN NÀO?
- Do tuổi già. Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa. Từ tuổi 75 trở lên, có khoảng 70% người mắc phải căn bệnh này.
- Do rối loạn quá trình chuyển hóa các chất như nước, glucose, vitamin C…
- Do chấn thương ở mắt hoặc người bệnh mắc các bệnh về mắt như cận thị, glocom, bệnh võng mạc…
- Do cơ thể bị suy nhược, thiếu oxi, thiếu protein, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá…
- Bệnh nhân mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì,…
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, với xạ ion hóa được sử dụng trong chiếu chụp X -quang và xạ trị ung thư.
- Di truyền
- Sử dụng các thuốc có chứa steroid trong một thời gian dài.
- Khi protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực.
TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Bệnh đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu có thể không gây triệu chứng gì vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều và bệnh nhân nhìn mờ hơn vì giảm ánh sáng đến võng mạc. Những triệu chứng thường gặp của bệnh đục thủy tinh thể gồm:
– Nhìn mờ
– Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng
– Màu có vẻ nhạt hơn.
– Ban đêm thị giác kém hơn.
– Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
– Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.
cÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH
Việc chẩn đoán bệnh chính xác chỉ có thể qua thăm khám tại bệnh viện. Để xác định bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, bác sĩ nhãn khoa sẽ khám lâm sàng và cận lâm sàng và đưa ra kết luận. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:
- Khám với đèn khe: Đèn khe là một loại kính hiển vi đặc biệt dùng để khám mắt. Khi khám với đèn khe, bác sĩ sẽ quan sát được từng chi tiết của mắt và phát hiện ra các điểm bất thường trong mắt.
- Khám võng mạc: Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc dãn đồng tử (con ngươi) vào mắt làm cho đồng tử dãn to ra, sử dụng đèn soi đáy mắt hoặc đèn khe để soi đáy mắt tìm các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể.
- Thử thị lực và đo khúc xạ để đánh giá độ rõ và độ sắc nét của thị giác.
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Để có kết quả tốt, bệnh nhân đục thủy tinh thể cần được điều trị tại các chuyên khoa mắt uy tín tại bệnh viện. Các phương pháp điều trị như sau:
– Ở giai đoạn đầu của bệnh: Giai đoạn này các triệu chứng còn nhẹ, bác sĩ có thể cho bệnh nhân đeo kính, dùng kính lúp hoặc tư vấn sử dụng ánh sáng tốt khi làm việc.
– Với tình trạng đục thủy tinh thể nặng: Phẫu thuật sẽ được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực, cản trở sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Phẫu thuật sẽ lấy ra thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế. Nếu bệnh nhân bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ sẽ không chỉ định phẫu thuật cả hai mắt cùng lúc. Mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở một thời điểm khác nhau, thường là cách nhau 2-4 tuần.
- Tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh sẽ được bác sĩ giỏi thăm khám và điều trị đục thủy tinh thể, trong đó có bác sĩ CKI Đặng Văn Ninh – người có nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh về mắt.
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
– Cơ sở vật chất, phòng bệnh hiện đại, sạch đẹp, đội ngũ y tá, điều dưỡng nhiệt tình, có chuyên môn cao.
Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH
“Bệnh đục thủy tinh thể khiến đôi mắt của bác tôi ngày càng mờ đi. Bác từng chữa nhưng bệnh chưa thuyên giảm nhiều. Chỉ đến khi điều trị tại bệnh viện Thu Cúc, mắt của bác tôi mới được cải thiện thị lực, bệnh cũng đỡ rất nhiều. Bác sĩ giỏi và tận tâm, luôn hỏi han và khám rất kĩ cho bác tôi. Rất cảm ơn bác sĩ và bệnh viện.”