Định lượng LDL cholesterol là gì? Các yếu tố làm tăng

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Cholesterol được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên nhiều người không biết định lượng LDL cholesterol là gì? Chỉ số này phản ánh tình hình sức khỏe hiện tại của bạn như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về LDL cholesterol và ý nghĩa của chỉ số này.

1. LDL cholesterol là gì?

LDL cholesterol là một trong những loại mỡ máu phổ biến. Đây được coi là loại cholesterol “xấu” bên cạnh HDL cholesterol được coi là loại cholesterol “tốt”. Cả 2 đều là thành phần chung cấu tạo nên lượng cholesterol trong cơ thể. LDL cholesterol được vận chuyển bởi protein và kết hợp với các chất khác tích tụ trên thành động mạch. Từ đó dẫn đến tắc nghẽn động mạch, gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng LDL – Cholesterol càng thấp, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng giảm.

Nhiều người không biết định lượng LDL cholesterol là gì?

Nhiều người không biết định lượng LDL cholesterol là gì?

2. Định lượng LDL cholesterol là gì?

Định lượng LDL cholesterol là xét nghiệm nhằm đánh giá hàm lượng cholesterol trong máu. Chỉ số giúp phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim,… Một người bình thường có chỉ số LDL-Cholesterol <130mg/dL. Nếu dư thừa bạn dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

3. Khi nào cần định lượng LDL Cholesterol?

Xét nghiệm máu có thể giúp định lượng cholesterol toàn phần bao gồm cả LDL cholesterol. Thời điểm và số lần làm xét nghiệm LDL Cholesterol sẽ do bác sĩ khuyến cáo dựa trên độ tuổi, yếu tố nguy cơ,… Tiền sử gia đình có bố mẹ mỡ máu cao hay nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ cũng cần thiết phải làm định lượng LDL Cholesterol hơn so với những bệnh nhân có tiền sử gia đình không mắc phải những bệnh lý này.

Đặc biệt đối với những người bệnh cao huyết áp hay mắc bệnh béo phì, khi thăm khám hay kiểm tra khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ cũng sẽ cần lưu ý hơn về chỉ số cholesterol trong cơ thể.nhất là LDL cholesterol. Bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý giúp giảm lượng LDL cholesterol trong máu, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Xét nghiệm máu có thể giúp định lượng LDL cholesterol một cách hiệu quả

Xét nghiệm máu có thể giúp định lượng LDL cholesterol một cách hiệu quả

4. Các yếu tố làm tăng LDL Cholesterol

LDL cholesterol tăng do các yếu tố:

– Chế độ ăn: chất béo bão hòa và cholesterol trong thức ăn nạp vào làm tăng lượng cholesterol trong máu.

– Cân nặng: thừa cân có xu hướng tăng lượng LDL, giảm lượng HDL và tăng cholesterol toàn phần.

– Hoạt động thể lực: việc ít hoạt động thể lực làm tăng cân và dẫn dến tăng lượng cholesterol.

– Hút thuốc lá: hút thuốc lá làm giảm lượng HDL. Vì HDL giúp đẩy LDL ra khỏi động mạch, việc thiếu hụt HDL sẽ góp phần làm tăng lượng LDL.

– Tuổi và giới tính: khi nữ giới và nam giới già đi, lượng cholesterol sẽ tăng lên. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có lượng LDL thấp hơn nam giới cùng độ tuổi. Nhưng hậu mãn kinh, LDL ở nữ có xu hướng tăng lên.

– Gen: bộ gen phần nào quyết định lượng cholesterol mà cơ thể tạo ra. Mỡ máu cao thường di truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ: bệnh tăng cholesterol trong máu do di truyền là một dạng bệnh tăng mỡ máu di truyền.

– Thuốc: một số loại thuốc, bao gồm steroid, một số thuốc huyết áp và thuốc điều trị HIV/AIDS,… có thể làm tăng lượng LDL cholesterol trong máu.

– Các vấn đề sức khỏe khác: các bệnh thận mạn tính, đái tháo đường và HIV/AIDS khiến lượng LDL cholesterol cũng tăng cao.

5. Làm thế nào để giảm lượng LDL cholesterol?

Để giảm lượng LDL cholesterol trong máu bạn cần phải thực hiện điều trị nội khoa kết hợp với một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Điều này sẽ giúp làm giảm LDL cholesterol trong máu đồng thời cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do LDL cholesterol tăng gây ra.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc  giúp làm giảm cholesterol. Mỗi loại thuốc hoạt động theo những cách khác nhau và có những tác dụng phụ khác nhau. Biện pháp an toàn và tốt nhất là bạn nên thăm khám với bác sĩ để được tư vấn xem loại thuốc nào là phù hợp với bạn. Ngay cả khi đang dùng thuốc, người bệnh cần tiếp tục thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Người bệnh nên thực hiện định lượng LDL cholesterol tại cơ sở y tế uy tín

Người bệnh nên thực hiện định lượng LDL cholesterol tại cơ sở y tế uy tín

Người có chỉ số LDL cholesterol sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Do đó mỗi người cần xây dựng chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt – tập luyện khoa học để kiểm soát tốt chỉ số này. Bên cạnh đó, việc chủ động thăm khám thường xuyên cũng rất cần thiết. Để có kết quả định lượng LDL cholesterol chính xác nhất, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital