Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối như thế nào? Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối có cao không… là những câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm, tìm hiểu.
Ung thư đại tràng giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư đại tràng giai đoạn IV. Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã lây lan ra ngoài đại tràng, di căn sang nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối như thế nào?

Ở giai đoạn IV, ung thư đã lan sang các cơ quan khác trong cơ thể như xương, hạch bạch huyết, dạ dày, phổi… nên thường không thể chữa khỏi được. Mục tiêu điều trị bệnh ở giai đoạn này nhằm giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, chăm sóc giảm nhẹ để kéo dài sự sống cho người bệnh.

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã xâm lấn và di căn sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã xâm lấn và di căn sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể

Phương pháp điều trị bệnh ở giai đoạn này cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khích thước khối u, vị trí mà tế bào ung thư di căn tới, tình trạng sức khỏe của từng người…

  • Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối bằng hóa trị

Hóa trị giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, giúp kiểm soát biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát nặng hơn. Trong điều trị ung thư đại tràng, thuốc hóa chất được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Thuốc có tác dụng toàn thân giúp thu nhỏ kích thước khối u.

Sau khi dùng thuốc hóa chất, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ tế bào ung thư ở đại tràng.

  • Xạ trị

Bác sĩ sử dụng phương pháp xạ trị bên ngoài để thu nhỏ khối u. Xạ trị cũng có thể giúp làm giảm đau đớn cho người bệnh, giúp làm giảm nhẹ triệu chứng.

  • Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật cũng có thể được sử dụng trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối nhằm làm chậm quá trình ung thư, loại bỏ tế bào ung thư di căn thành khối lớn trong cơ thể hoặc ung thư gây biến chứng…

Hóa trị là một trong những phương pháp được áp dụng đối với bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Hóa trị là một trong những phương pháp được áp dụng đối với bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp, giúp kiểm soát bệnh và kéo dài cơ hội sống.

Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối có cao không?

Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

  • Dựa vào giai đoạn bệnh

Ung thư đại tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi cao hơn việc phát hiện ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn cuối tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 11%.

  • Dựa vào độ tuổi

Độ tuổi mắc bệnh thường là trên 50. Người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nên việc chủ động tầm soát ung thư là rất cần thiết.

  • Tình trạng bệnh

Khi tế bào ung thư đã di căn sang bộ phận khác trong cơ thể thì khả năng sống thấp. Lúc này sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phương pháp điều trị ở giai đoạn cuối cũng cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau.

Người bệnh cần lạc quan, vui vẻ và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát bệnh

Người bệnh cần lạc quan, vui vẻ và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát bệnh

Nói chung, tỷ lệ sống của người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối thấp hơn các giai đoạn khác. Tuy nhiên nếu được điều trị tích cực, chăm sóc giảm nhẹ, các triệu chứng bệnh thuyên giảm dần, kéo dài cơ hội sống.

Lưu ý gì sau khi điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối?

Sau khi điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối, người bệnh cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về:

  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh ở giai đoạn này ăn uống kém, khó hấp thụ dinh dưỡng vì thế người nhà cần động viên người bệnh chịu khó ăn. Thường xuyên thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày, chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để người bệnh hấp thụ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích…
  • Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Người bệnh ở giai đoạn cuối thường mệt mỏi, cơ thể suy nhược nên cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế vận động mạnh và nhiều. Người nhà cần động viên, chia sẻ với người bệnh giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital