Điều trị rối loạn giấc ngủ dễ dàng nhờ cách này

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Điều trị rối loạn giấc ngủ có thể giúp người bệnh cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

1. Sơ lược về điều trị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là sự thay đổi chất lượng và thời gian ngủ một cách bất thường. Những sự thay đổi đó có thể làm suy giảm sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Người bị rối loạn giấc ngủ dễ đau đầu, có nguy cơ sa sút tinh thần dẫn tới trầm cảm. Người bệnh dễ thay đổi tâm trạng, có thể cáu gắt bực bội vô cớ…

Rối loạn giấc ngủ có nhiều dạng khác nhau như: mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, ngưng thở khi ngủ, ngủ rũ… Điều trị rối loạn giấc ngủ cần trải qua quá trình dài, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và quyết tâm thực hiện.

roi-laon-giac-ngu

Rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, suy giảm tinh thần

2. Một số triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Triệu chứng dễ nhận biết nhất là cảm giác buồn ngủ, ngủ gật, khó tập trung và ban ngày và khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số biểu hiện như:

2.1. Đột ngột ngủ gật

Trong những thời điểm đòi hỏi sự tập trung cao, người bệnh có thể ngủ gật đột ngột. Chẳng hạn như khi lái xe, trong cuộc họp, khi làm việc… Lúc này, cơn buồn ngủ khiến người bệnh không thể tập trung, tinh thần mệt mỏi và giảm năng suất công việc.

2.2. Khó đi vào giấc ngủ

Thông thường, mỗi người mất từ 10-20 phút để chìm vào giấc ngủ. Trong khi đó, người bị rối loạn giấc ngủ có cảm giác khó chịu, trằn trọc và phải cố gắng để vào giấc. Để có thể ngủ được, người bệnh phải mất hơn 30 phút mỗi đêm.

2.3. Chu kỳ ngủ-thức không đều

Chu kỳ ngủ-thức không đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Giấc ngủ đến muộn thường gặp ở giới trẻ. Đối tượng này thường ngủ muộn (khoảng 2h sáng) và sẽ mong muốn ngủ bù vào buổi sáng.

2.4. Ngưng thở, ngáy to trong lúc ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong một đêm. Mỗi lần người bệnh bị ngưng thở thường kéo dài 10 giây. Nếu chứng ngưng thở không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như: loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo đường, tăng huyết áp, thay đổi tính tình, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục…

Thở hổn hển, ngáy khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ. Người bệnh có thể tỉnh dậy vào nửa đêm, khiến bộ não không được nghỉ ngơi đủ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, tương tự chứng ngưng thở.

ngay-to-khi-ngu

Ngáy to khi ngủ có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm

2.5. Đi tiểu trong khi ngủ

Tiểu không tự chủ hay són tiểu là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không kiểm soát. Điều này gây khó chịu và có thể khiến người bệnh thức giấc giữa đêm.

2.6. Ngủ không sâu, giấc ngủ ngắn

Đây là hiện tượng người bệnh bất chợt tỉnh dậy giữa đêm nhưng không thể ngủ lại được. Bên cạnh đó, nhiều người có giấc ngủ ngắn và tỉnh dậy sớm.

2.7. Mộng du

Một số trường hợp người bị rối loạn giấc ngủ rời khỏi giường và đi lại bình thường khi đang ngủ. Người bệnh vẫn hoạt động tay chân như lúc tỉnh, song cơ thể vẫn đang chìm trong giấc ngủ.

2.8. Sợ hãi, khóc lóc, la hét khi đang ngủ.

Khi gặp tình trạng này người bệnh rất khó đánh thức. Triệu chứng ngày thường xuất hiện ở trẻ em.

2.9. Cảm giác kiến bò, ngứa ở tay, chân

Khi cố gắng đi vào giấc ngủ, bạn có thể có cảm giác kiến ​​bò và ngứa ran ở tay hoặc chân. Khi bạn hoạt động chân, cảm giác này có thể giảm dần.

2.10. Một số triệu chứng khác

– Tưởng tượng ra tiếng nổ lớn nếu bị đánh thức khi đang ngủ.

– Gặp ảo giác.

– Không thể nhớ được hành động đã làm trong khi ngủ.

– Tê liệt khi thức dậy.

– Mệt mỏi, uể oải và cảm thấy buồn ngủ mọi lúc, cần đi ngủ vào ban ngày.

– Thay đổi tâm trạng, dễ cáu bẳn.

– Thiếu tập trung, suy giảm hiệu suất làm việc, học tập.

3. Điều trị rối loạn giấc ngủ dễ dàng nhờ cách này

3.1. Thư giãn tâm lý giúp điều trị rối loạn giấc ngủ

Nếu rối loạn giấc ngủ không nghiêm trọng, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp thư giãn tâm lý. Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày trước giờ đi ngủ để tập luyện nhẹ nhàng, thư giãn đầu óc. Không làm việc, suy nghĩ căng thẳng trước giờ đi ngủ.

3.2. Tạo thói quen ngủ khoa học

– Ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày và thức dậy đúng giờ.

– Buổi trưa chỉ ngủ từ 20-30 phút và không ngủ vào các thời điểm khác của ngày.

– Tập thể dục vào buổi sáng.

– Đi ngủ đúng giờ dù bạn không cảm thấy buồn ngủ.

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, trà, thuốc lá… vào buổi chiều và tối.

– Bạn không nên ăn quá no trước lúc ngủ.

– Bố trí phòng ngủ ít ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, thoáng mát để dễ đi vào giấc ngủ.

– Tập các bài thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ..

– Hạn chế nghe nhạc quá to hoặc xem phim hành động, kinh dị, giật gân… trước khi đi ngủ.

3.3. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thuốc

Người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc chữa rối loạn giấc ngủ, thuốc chống trầm cảm… Cần lưu ý, tất cả các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ phải sử dụng theo kê đơn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc.

Rối loạn giấc ngủ là ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Do vậy, thăm khám và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh bệnh tiến triển nhanh hơn, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

kham-som-khi-mat-ngu

Khám sớm khi thấy các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ

4. Chế độ ăn giúp điều trị rối loạn giấc ngủ

Bạn có thể áp dụng chế độ ăn khoa học để cải thiện tình trạng giấc ngủ. Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất, giúp mang lại giấc ngủ ngon và hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Đặc biệt, bạn cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, magie và vitamin A, C, E, K… Nên ăn nhiều loại rau xanh và trái cây. Hạn chế tiêu thụ nhiều thực phẩm như đồ chiên rán dầu mỡ, bánh kẹo, các loại rượu bia và đồ uống có cồn…

Ngoài ra, bạn cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao. Các thực phẩm này có thể gia tăng số lần thức giấc ban đêm, khiến giấc ngủ không sâu dẫn tới rối loạn giấc ngủ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital