Lao hạch là thể lao ngoài phổi thường gặp nhiều ở trẻ em. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biết được dấu hiệu và biểu hiện bệnh lao hạch giúp bạn phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời để chữa khỏi bệnh nhanh chóng.
Menu xem nhanh:
Bệnh lao hạch là gì?
Bệnh lao xảy ra khi có sự xâm nhập của vi khuẩn lao vào các bộ phận của cơ thể thông qua đường máu và bạch huyết. Người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là: lao ngoài phổi và lá lao phổi. Bệnh lao hạch là một trong những thể lao ngoài phổi thường gặp nhất. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em. Tuy vậy, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh này, theo thống kê thì tỉ lệ nữ giới mắc bệnh này cao gấp 2 lần so với nam giới.
Lao hạch có thể gặp ở hạch nội tạng: hạch mạc treo, hạch trung thất và hạch ngoại biên: hạch bẹn, hạch nách, hạch cổ. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự xâm nhập của vi khuẩn lao hạch M. tuberculois, M. africannum…
Tham khảo: Hạch nổi ở cổ có phải ung thư vòm họng không
Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh lao hạch
– Thể viêm hạch thông thường: Dưới cổ, nách, bẹn… người bệnh xuất hiện một hoặc nhiều hạch sưng to, cứng, di động dưới da, thường không bị đau.
– Thể viêm hạch và viêm quanh hạch: Ở thể này, dấu hiệu và biểu hiện của bệnh lao hạch là các hạch bị sưng to, nhiều cục hạch dính vào sâu trong da. Ban đầu hạch không đau, khi sờ vào cứng nhưng sau một thời gian, hạch mềm hơn. Vùng da chứa hạch bị tổn thương, lở loét, có hiện tượng chảy mủ, trong mũi có bã đậu. Ở những vùng này sau đó để lại những vết sẹo lồi mất thẩm mỹ.
– Thể khối u: Đây là thể bệnh ít khi gặp, thường xuất hiện một vài hạch ở cổ, sau đó kết dính lại thành khối u, không đau, di động. Khối u phát triển dần, kích cỡ thậm chí có thể to bằng quả cam khiến cổ bị bạnh ra. Ngoài ra các hạch khác ở mang tai, dưới hàm… cũng có triệu chứng tương tự.
– Một số dấu hiệu và biểu hiện bệnh lao hạch khác bạn có thể gặp là: chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, sút cân…
Điều trị bệnh lao hạch
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng chủ yếu cho người bệnh lao hạch. Nguyên tắc điều trị bệnh lao hạch nhìn chung cũng khá giống với cách điều trị bệnh lao: sử dụng kết hợp các thuốc chống lao, ở giai đoạn tiến triển nên sử dụng khoảng 3- 4 loại thuốc, giai đoạn duy trì thì chỉ cần sử dụng 2 loại thuốc.
9 – 12 tháng là khoảng thời gian để điều trị lao hạch. Nếu thời gian điều trị ít hơn thì bệnh thường hay tái phát trở lại, thậm chí còn nặng hơn trước ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân HIV/AIDS bị lao hạch, thời gian điều trị kéo dài hơn do vùng hạch bị tổn thương nghiêm trọng.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định trong một số trường hợp nhất định. Khi người bệnh xuất hiện hạch sưng đỏ, có mủ thì các bác sĩ sẽ tiến hành trích dẫn lưu mủ để tránh để lại sẹo lõi xấu xí sau này. Sau đó, bệnh nhân hàng ngày sẽ được rắc bột isoniazid hoặc dung dịch rifampicin 1% vào vùng da vừa trích mủ để vết thương mau khô, lành sẹo.
Trong trường hợp hạch quá to, gây chèn ép lên dây thần kinh hay các mạch máu thì cần tiến hành mổ bóc hạch. Tuy nhiên quá trình này cần được thực hiện tỉ mỉ để không làm tổn thương đến mạch máu và thần kinh.
Phòng bệnh lao hạch như thế nào?
Cách tốt nhất để bạn và gia đình có sức khỏe tốt là phải chủ động phòng bệnh. Dưới đây là một vài biện pháp phòng bệnh lao hạch phổ biến:
- Những gia đình có trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến trung tâm y tế để được tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khi phát hiện sâu răng thì cần mau chóng nhổ hoặc chữa.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho đọc giả thông tin về dầu hiệu và biểu hiện bệnh lao hạch. Vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh sớm nhất.