Nôn trớ (sinh lý) là tình trạng bình thường và xảy ra ở hầu hết các trẻ mới sinh. Nôn trớ sinh lý không giống như trào ngược (bệnh lý) – một rối loạn có thể dẫn tới các biến chứng về sức khỏe. Chậm tăng cân, trẻ hay cáu gắt, khóc nhiều, bỏ bú hoặc các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày thực quản dạ dày ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý khác như dị ứng sữa. Do đó tốt nhất nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Menu xem nhanh:
Thường xuyên bị nôn trớ
Nôn trớ là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản dạ dày dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên không phải cứ nôn trớ thường xuyên có nghĩa là trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản vì hơn 66% trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Kích cỡ dạ dày nhỏ, ăn thường xuyên, trẻ chưa quen nuốt và tư thế bế ẵm sai cách là những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị tró sữa. Nếu trẻ bị trớ sữa nhưng vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường, tăng cân đều đặn thì phụ huynh không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ bắt đầu cải thiện sau khoảng 4 tháng tuổi và biến mất hoàn toàn khi trẻ 1 tuổi. Nếu trẻ sơ sinh bị trớ sữa thường xuyên, gần như sau khi cho bú xong, trẻ nôn mửa hoặc cảm thấy khó chịu sau khi ăn, có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản dạ dày hoặc một vấn đề sức khỏe khác.
Khó chịu
Trớ sữa bình thường sẽ không gây ra bất cứ khó chịu nào cho trẻ. Tuy nhiên trào ngược dạ dày thực quản dạ dày có thể khiến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Khi điều này xảy ra thường xuyên, thực quản sẽ bị kích thích và dạ dày thực quản từ dạ dày có thể gây ra cảm giác bỏng rát. Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh không thể sử dụng thuốc kháng dạ dày thực quản để giảm bớt khó chịu. Trẻ sẽ hay cáu gắt, khóc nhiều, khó nuốt, biếng ăn. uy nhiên, đau bụng, dị ứng sữa và các vấn đề sức khoẻ khác cũng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra là cách hiệu quả nhất để giúp xác định rõ nguyên nhân.
Các triệu chứng ở đường hô hấp trên
Thông thường trẻ sơ sinh có thể bị ho một chút trong hoặc sau khi bú. Nếu trẻ bị ho thường xuyên, có vẻ như bị nghẹt thở trong hoặc sau khi cho ăn nhiều, thở hổn hển hoặc thỉnh thoảng thở khò khè thì trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản dạ dày hoặc một bệnh lý tiêu hóa nào đó. Ho có thể xảy ra nếu một lượng nhỏ sữa hoặc sữa bột đi lệch vào đường hô hấp trong một cơn trào ngược. Điều này có thể gây kích ứng phổi và có thể dẫn đến viêm phổi. Nếu trẻ sơ sinh bị khó thở, hãy tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.
Tâng cân chậm
Hầu hết trẻ sơ sinh bị trớ sữa vẫn tăng cân bình thường theo thời gian. Tuy nhiên trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản thường không đặt cân nặng chuẩn vì trẻ hay bị biếng ăn, ăn kém. Các chất dinh dưỡng có giá trị trong thực phẩm hầu như không được hấp thụ do trẻ bị trào ngược. Tới bệnh viện để thăm khám ngay nếu trẻ sơ sinh từ chối ăn hoặc ăn rất ít.
Lưu ý
Thỉnh thoảng bị nôn trớ nói chung là bình thường miễn là trẻ sơ sinh vẫn khỏe mạnh. Các biện pháp đơn giản chẳng hạn như giữ cho trẻ ở tư thế đứng thẳng trong 30 phút sau khi cho ăn và không quấn tã quá chặt có thể làm giảm tần suất trẻ bị nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn trớ thường xuyên, tăng cân kém hoặc có các vấn đề về hô hấp, hay khó chịu thì nên thăm khám sớm để chẩn đoán xem liệu có phải do trào ngược dạ dày thực quản dạ dày hay không.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu trẻ có các triệu chứng sau:
- Nôn mửa nghiêm trọng, nôn ra máu hoặc chất dịch màu vàng tươi.
- Tăng đáng kể kích thước bụng.
- Sốt.
- Tã khô trong vòng 3 – 4 giờ.
- Khóc mà không có nước mắt
- Khó thở
Tất cả những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất vẫn nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92.