Bệnh tay chân miệng, một bệnh truyền nhiễm, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này ở trẻ em thường dễ lây lan và có thể gây những biến chứng nghiêm trọng. Nắm vững thông tin về bệnh tay chân miệng có thể giúp cha mẹ thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ con mình một cách tốt hơn. Vậy dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ trở nặng là gì? Trong bài viết dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ giải đáp ngay cho bạn về các dấu hiệu nhé.
Menu xem nhanh:
1. Các yếu tố gây bệnh và đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ em trong khoảng từ 6 tháng đến 5 tuổi. Nó có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, phần lớn xuất hiện trong giai đoạn cao điểm của mùa đông và mùa hè.
1.1 Các yếu tố gây bệnh
Bệnh tay chân miệng (TCM) là do nhóm virus đường ruột gọi là Enterovirus gây ra. Cụ thể, virus Enterovirus loại 71 (EV71) và virus Coxsackievirus (nhóm A16) là những nguồn gây bệnh chính. Khi virus này xâm nhập vào cơ thể, chúng bắt đầu nhân lên và gây nhiễm trùng ở niêm mạc miệng, má, lợi, lưỡi hoặc trên da ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, v.v. Các vùng này sẽ xuất hiện các bọng nước nhỏ có đường kính từ 2 đến 10mm. Trong trường hợp bệnh nhẹ, sau 7-10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn.
1.2 Đường lây lan của virus gây bệnh tay chân miệng
Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây truyền qua các con đường sau:
– Tiếp xúc trực tiếp:
Người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho trẻ thông qua tiếp xúc trực tiếp như chạm vào giọt bắn nước bọt, dịch mủ từ các vết loét trong miệng, vùng đau đỏ trên da tay và chân, v.v.
– Tiếp xúc gián tiếp:
Trẻ nhỏ có thể nhiễm virus sau khi chạm vào các vật dụng, đồ chơi, hoặc bề mặt mà người nhiễm bệnh đã tiếp xúc trước đó, sau đó đưa tay lên miệng, mắt, hoặc các vùng da dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể. Hoặc trẻ cũng có thể bị lây qua bàn tay của người chăm sóc.
– Lây qua không khí:
Mặc dù virus cũng có thể lây truyền qua việc hít thở các giọt nước bọt hoặc hạt bụi chứa virus trong không khí. Tuy nhiên đây vốn không phải là con đường chính trong việc lây truyền bệnh.
2. Triệu chứng sớm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng biểu hiện ra với những triệu chứng sớm sau:
2.1 Loét trong miệng và trên tay, chân:
Trẻ có thể thấy xuất hiện các vết loét trên niêm mạc miệng, như nướu, bên trong má, và lưỡi. Những vết loét này thường sưng to và màu đỏ, gây ra đau đớn, khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, và có thể dẫn đến sự mất ngủ. Ngoài miệng, trẻ cũng có thể phát triển các loét tương tự trên tay và chân. Những vết loét đỏ này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân, mông hoặc vùng bẹn.Điều này có thể gây đau đớn và trở ngại trong việc di chuyển cũng như thực hiện các hoạt động hàng ngày.
2.2 Sốt:
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường phát sốt, thường là từ 38 độ C đến 39 độ C. Cùng với sốt, trẻ có thể có những triệu chứng như ho, đau họng, và mệt mỏi.
2.3 Buồn nôn và nôn mửa:
Một số trẻ có thể trải qua buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt khi các loét xuất hiện trong miệng và gây đau đớn. Do đau khi nhai và nuốt thức ăn, trẻ thường không muốn ăn.
3. Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ trở nặng
Bệnh tay chân miệng (TCM) thường phổ biến và có khả năng lây lan rất dễ dàng ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, việc đầu tiên là đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị. Nhiều trường hợp, bệnh TCM có thể được quản lý và chăm sóc tại nhà. Với tình trạng nhẹ này, TCM thường khỏi sau 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, việc không điều trị đúng cách TCM có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, phụ huynh nên nắm rõ các dấu hiệu nặng của bệnh TCM để khi cần, có thể đưa trẻ đến bệnh viện và nhận được phương pháp điều trị thích hợp. Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ khi bị trở nặng bao gồm:
3.1 Trẻ quấy khóc không ngừng trong thời gian kéo dài:
Khi bị TCM, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc thường xuyên thức dậy giữa đêm. Thậm chí có bé quấy khóc liên tục trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Nhiều phụ huynh có thể hiểu lầm rằng trẻ khóc vì đau do các loét trong miệng, nhưng thực tế đây chính là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
3.2 Sốt cao liên tục không giảm:
Khi bệnh TCM trở nặng, trẻ có thể phải đối mặt với sốt cao liên tục trên 38,5 độ C trong hơn 48 giờ và không phản ứng với thuốc hạ sốt paracetamol. Điều này là tín hiệu rõ ràng về sự viêm nhiễm nghiêm trọng trong cơ thể trẻ.
3.3 Hiện tượng giật mình:
Đây là một tín hiệu đáng chú ý về việc nhiễm độc thần kinh. Phụ huynh cần quan sát tần suất mà trẻ bị giật mình, ngay cả khi trẻ đang vui chơi. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong ba triệu chứng trên, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế đáng tin cậy để được điều trị kịp thời là điều cần thiết.
4. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ sao cho hiệu quả?
Chuyên gia đã chỉ rằng để ngăn bệnh tay chân miệng lây lan trong lớp học, nhà trường và cộng đồng, các biện pháp sau đây cần được tuân theo. Trong trường hợp trẻ phát hiện bị tay chân miệng khi đi học, phụ huynh nên cho con ở nhà để tránh lây nhiễm cho các bạn khác. Họ cũng nên thông báo cho nhà trường để xác định xem có trường hợp nào khác trong lớp cũng bị mắc bệnh tay chân miệng hay không. Từ đó đảm bảo an toàn cho các em khác trước TCM.
Đối với trẻ bị tay chân miệng ở nhà, phụ huynh cần thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng trong nhà. Đặc biệt là lau sạch các bề mặt của đồ chơi và vật dụng. Nếu trẻ có thói quen ngậm đồ chơi. Đồ chơi đó sau khi đặt xuống có thể là nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khác.
Ngoài ra, việc rửa tay cho trẻ trước khi đi học và sau khi về nhà là một biện pháp quan trọng. Phụ huynh nên đảm bảo rằng trẻ tuân theo quy tắc vệ sinh cá nhân này để bảo vệ sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trên về dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ trở nặng sẽ hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc liên quan bệnh TCM sẽ được giải đáp khi bạn liên hệ tới Thu Cúc TCI nhé.