Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì? Bé sơ sinh bị suy hô hấp có nguy hiểm đến tính mạng không? Nếu bố mẹ cũng có chung thắc mắc này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết về bệnh suy hô hấp ở các bé sơ sinh nhé.
Menu xem nhanh:
1. Suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh
Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh, còn được gọi là bệnh màng trong, là một trạng thái rất nguy hiểm và phức tạp. Khi trẻ sơ sinh chào đời, phổi của bé vẫn chưa phát triển đủ để hoạt động độc lập, đồng thời thiếu surfactant – một hoạt chất quan trọng giúp duy trì sự hoạt động bề mặt phế nang và trao đổi khí trong phổi. Tình trạng thiếu surfactant sẽ làm giảm diện tích bề mặt phế nang, gây khó khăn cho trẻ trong việc hít thở và làm tăng nguy cơ suy hô hấp.
Những trẻ sinh non chưa đủ tháng có nguy cơ bị suy hô hấp cấp cao hơn. Lý do là bởi cơ quan hô hấp và phổi của bé chưa đủ phát triển để hoạt động hiệu quả. Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp cấp tích tụ trong phổi và viêm phổi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu bé không được xử lý kịp thời và đúng cách.
Hiện nay, suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Điều này đặt ra vấn đề lớn cho công tác chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bệnh suy hô hấp cho đối tượng trẻ sơ sinh.
2. Những dấu hiệu nghi mắc suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng của hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ngay sau khi bé chào đời. Một số trường hợp khác sẽ xuất hiện các dấu hiệu trong khoảng 24 giờ sau sinh với các triệu chứng thường gặp là:
– Bé xuất hiện triệu chứng khó thở nghiêm trọng, hít thở nhanh chóng và gắng sức thở;
– Trẻ có biểu hiện cánh mũi phập phồng, khi thở ra có tiếng rên lớn hơn bình thường;
– Trẻ xuất hiện các cử động co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn khi thở và xương ức có thể lõm xuống khi bé hít thở;
– Trẻ bị thiếu oxy trong máu khiến cho da trở nên tái, tim bé sẽ đập nhanh hơn để cố gắng cung cấp oxy cho cơ thể;
– Trẻ thở khò khè hoặc có tiếng thở rít do sự ngạt thở;
– Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi do cơ thể bé phải làm việc nặng nề để thở.
Suy hô hấp ở bé sơ sinh rất nguy hiểm. Do đó, nếu bé có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào về hô hấp không bình thường sau khi chào đời, bố mẹ nên ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ càng. Điều này rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về hô hấp và giúp bé vượt qua giai đoạn sơ sinh một cách an toàn.
3. Những biến chứng nguy hiểm trẻ sơ sinh có thể gặp phải khi bị suy hô hấp
Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển bình thường của trẻ. Dưới đây là một số biến chứng do suy hô hấp cấp có thể xảy ra ở trẻ nhỏ:
– Giảm thị lực: Thiếu oxy trong máu có thể gây ra sự giảm thị lực và ảnh hưởng đến sự phát triển mắt của trẻ;
– Nhiễm trùng máu: Môi trường nhiệt độ ẩm ướt trong phế nang có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và gây ra nhiễm trùng máu;
– Hình thành huyết khối trong cơ thể: Sự thiếu oxy có thể tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong cơ thể của trẻ;
– Chậm phát triển trí tuệ: Thiếu oxy và biến chứng hô hấp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ;
– Tích tụ không khí xung quanh tim và phổi: Trong một số trường hợp, không khí có thể tích tụ xung quanh tim và phổi của trẻ, gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sự hoạt động của cơ quan này;
– Xuất huyết não hoặc phổi: Suy hô hấp cấp có thể gây ra xuất huyết trong não hoặc phổi của trẻ;
– Loạn sản phế quản phổi: Các biến chứng hô hấp có thể làm cho cơ quan phổi và phế quản của trẻ bị loạn sản;
– Viêm phổi: Thiếu oxy và nhiễm trùng có thể gây ra viêm phổi, một biến chứng nguy hiểm khác.
– Tử vong: Đây là biến chứng có thể xảy ra nếu trẻ sơ sinh suy hô hấp không được cấp cứu kịp thời, đúng cách.
Suy hô hấp nặng ở bé sơ sinh còn có khả năng dẫn đến suy thận và các rối loạn khác. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh, các biến chứng có thể gặp phải ở từng trẻ sẽ khác nhau. Việc chẩn đoán và điều trị suy hô hấp cấp sơ sinh kịp thời và hiệu quả là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng tiềm ẩn.
4. Cách điều trị suy hô hấp cho các bé sơ sinh
Trẻ sơ sinh xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp cần được bác sĩ kiểm tra xác định bệnh ngay. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng cách cho bé, giúp đảm bảo an toàn tính mạng cho bé.
Thông thường, sau thăm khám, nếu xác định bé đã có dấu hiệu suy hô hấp, các sĩ sẽ tiến hành điều trị theo bước cơ bản sau:
– Nhanh chóng đưa O2 và CO2 trong máu của trẻ về mức bình thường. Bé suy hô hấp cần được làm thông thoáng đường thở bằng cách đặng đúng tư thế, hút bỏ dịch mũi họng và cung cấp oxy.
– Tác động nhằm tăng cường tác dụng của hệ thống thực hiện vận chuyển O2. Để đạt được hiệu quả, bác sĩ sẽ đảm bảo nồng độ Hemoglobin sẽ đạt mức tối ưu, đảm bảo cung tim ổn định, oxy được cung cấp đầy đủ tại tổ chức, đồng thời giảm tiêu thụ oxy không cần thiết.
– Tác động tạo điều kiện để sửa chữa và hàn gắn tổn thương phổi của bé bằng cách: hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc oxy, cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phòng tránh nguy cơ xảy ra bội nhiễm và nhiễm khuẩn bệnh viện và tiến hành can thiệp đặc hiệu ngay nếu xảy ra tắc nghẽn do lọc cơ.
Cách điều trị suy hô hấp cho trẻ sơ sinh có thể được điều chỉnh theo từng trường hợp, thể trạng của bé. Cách chăm sóc cho bé sơ sinh trong quá trình điều trị suy hô hấp cũng được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn chi tiết cho người nhà của bé. Việc của bố mẹ và người chăm sóc là phối hợp và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ và mang lại hiệu quả điều trị suy hô hấp tốt nhất.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp các dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và những vấn đề liên quan bố mẹ cần chú ý. Hi vọng bài viết đã cung cấp tới bố mẹ những thông tin hữu ích.