Đau bụng, rối loạn tiêu hóa… là những dấu hiệu bệnh viêm đại tràng thường gặp. Đây là bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Dấu hiệu bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng được chia thành 2 loại là viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mạn tính. Tùy vào từng giai đoạn bệnh cụ thể mà người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng khác nhau.
- Người bệnh có triệu chứng đau bụng: Phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng đau âm ỉ. Cảm giác đau tăng khi ăn và trước khi đi đại tiện. Đau bụng giảm bớt khi đại tiện hoặc trung tiện nhưng tăng lên khi bị táo bón.
- Thay đổi thói quen đại tiện: Thường xuyên bị táo bón gây đau rát hậu môn hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Đi ngoài ra máu
- Có thể sốt cao do nhiễm vi trùng
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải
Viêm đại tràng mạn tính
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng:
- Xuất hiện dấu hiệu đau bụng dọc khung đại tràng, cụ thể là ở nửa khung đại tràng trái hoặc hai hố chậu. Những cơn đau thường quặn từng cơn và hay tái phát.
- Chướng bụng: Bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu
- Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, hay cáu gắt.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Tới bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, sờ nắn vùng bụng, quan sát toàn bộ cơ thể, hỏi triệu chứng bệnh. Đồng thời người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết như siêu âm ổ bụng, nội soi đại trực tràng… để chẩn đoán chính xác bệnh. Nếu phát hiện có viêm ở đại tràng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
2. Cách điều trị viêm đại tràng
Tùy vào từng giai đoạn bệnh, mức độ, nguyên nhân cụ thể gây bệnh và tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường người bệnh có thể điều trị viêm đại tràng bằng nội khoa dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
2.1. Điều trị bằng thuốc
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp viêm đại tràng cấp tính. Các thuốc điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất.
- Do virus: Chủ yếu là bù dịch và không cần dùng thuốc kháng sinh
- Do vi khuẩn thì tùy loại vi khuẩn cụ thể mà có thể hoặc không cần dùng thuốc kháng sinh.
2.2. Phẫu thuật viêm đại tràng
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp bệnh mạn tính, hoặc do các nguyên nhân bệnh lý ở đại tràng như thiếu máu cục bộ, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Tùy vào mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
2.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trong quá trình điều trị viêm đại tràng, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng giúp hồi phục nhanh chóng sức khỏe. Người bệnh viêm đại tràng cần chú ý:
- Ăn những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, được chế biến chín kỹ; tránh thực phẩm sống, tái, thức ăn vìa hè…
- Nên ăn nhiều rau củ quả nhằm cung cấp chất xơ, vitamin thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, được chế biến dưới dạng luộc hoặc hấp, tránh chiên rán, đồ chua cay hoặc đã lên men…
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, các đồ uống có ga