Đau đầu suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu của tình trạng căng thẳng, làm việc quá sức hoặc cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp cải thiện qua bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Đau đầu suy giảm trí nhớ là tình trạng gì?
Đau đầu suy giảm trí nhớ là tình trạng đau toàn bộ đầu hoặc đau nửa đầu kèm theo triệu chứng hay quên, trí nhớ bị giảm sút và chóng mặt buồn nôn. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc đau từng cơn một.
Các cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh mà triệu chứng hay quên cũng gây ra những cản trở và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây đau đầu hay quên
Tình trạng đau đầu hay quên có thể là do tinh thần quá căng thẳng hoặc ảnh hưởng từ 1 số bệnh lý.
2.1 Đau đầu suy giảm trí nhớ do bệnh lý
Nếu gặp tình trạng đầu bị đau và kèm theo hay quên, thì bạn hãy nghĩ đến các bệnh lý sau:
– Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh lý rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này xảy ra khi chức năng truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của hệ thống tiền đình bị tắc nghẽn hoặc rối loạn. Triệu chứng của rối loạn tiền tình là đau đầu, chóng mặt, mất khả năng thăng bằng và trí nhớ bị giảm sút.
Các cơn đau ở đầu do rối loạn tiền đình không có cảm giác dữ dội, bệnh nhân thường chỉ cảm thấy nặng đầu. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh lại dai dẳng kéo dài, khó điều trị khiến người bệnh mệt mỏi và kiệt sức.
– Rối loạn tuần hoàn não
Rối loạn tuần hoàn não hay thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu lên não. Bệnh lý này thường gặp ở người trung tuổi và cao tuổi. Người bệnh sẽ có các triệu chứng là nặng đầu, đau ê ẩm đầu kèm theo hoa mắt chóng mặt. Ngoài ra, người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ, tê đầu ngón tay và tê bì chân tay. Một số trường hợp, người bệnh có thể mất ý thức hoặc đột quỵ.
– Bệnh Alzheimer
Alzheimer là một căn bệnh về não bộ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi, suy nghĩ và trí nhớ của người bệnh. Đây là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi. Ngoài ra những người bị chấn thương hoặc rối loạn não bẩm sinh cũng có nguy cơ bị Alzheimer.
Triệu chứng của Alzheimer bao gồm đau đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, thay đổi hành vi, tâm trạng,… Alzheimer không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
– Đau đầu vận mạch
Người bệnh bị đau đầu vận mạch thường xuất hiện các cơn đau đầu ở một bên. Căn bệnh này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu giảm trí nhớ. Đau đầu vận mạch thường xuất hiện ở lứa tuổi học sinh và người trẻ tuổi. Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Sự bất thường trong hoạt động của mạch máu ở vùng sọ não là yếu tố kích thích các cơn đau đầu vận mạch. Người bệnh có thể bị đau đầu do căng thẳng, stress, ăn uống, thay đổi hormone cơ thể hoặc do di truyền.
Triệu chứng của người bệnh là ù tai, hoa mắt chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động. Ngoài ra, tình trạng thiếu máu còn khiến người bệnh bị đau đầu, giảm khả năng tập trung và hay quên.
2.2 Đau đầu suy giảm trí nhớ do không do bệnh lý
Tình trạng đau đầu kèm theo hay quên có thể là do bạn đang gặp các vấn đề về cuộc sống như gia đình, tình cảm, tiền bạc. Các áp lực này sẽ khiến tinh thần bạn bị căng thẳng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra tình trạng đau đầu. Ngoài ra, khi bạn tập trung suy nghĩ cho một vấn đề sẽ khiến các việc khác bị sao nhãng, dẫn đến tình trạng nhớ nhớ quên quên.
Vấn đề này chỉ mang tính chất tạm thời, diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và để đầu óc thư giãn thì hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng.
3. Cách khắc phục
Đau đầu và trí nhớ giảm sút không phải là một bệnh lý mà nó là dấu hiệu của bệnh lý. Để khắc phục tình trạng này bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân.
3.1 Dùng thuốc điều trị
Cách giảm đau hiệu quả nhất chính là dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Tùy vào bệnh lý nguyên nhân và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp. Thuốc sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau đầu và khó chịu cho người bệnh.
3.2 Cải thiện đời sống
– Ngủ đủ giấc: Bạn cần ngủ đủ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Đây là một cách giảm đau đầu tự nhiên hiệu quả nhất.
– Bổ sung Magie và Vitamin nhóm B vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Hai chất này có tác dụng dẫn truyền thần kinh, trong khi Magie kiểm soát lượng đường trong máu thì Vitamin B giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Cả hai chất đều có tác dụng giảm đau đối với tình trạng đau đầu. Các thực phẩm giàu Magie là: Cá béo, chuối, bơ, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc,… Các thực phẩm giàu Vitamin nhóm B bao gồm: Thịt nội tạng, gan, trứng, sữa, thịt bò,….
– Giữ tinh thần lạc quan, không để đầu óc quá căng thẳng dẫn đến tình trạng stress. Sắp xếp thời gian học tập, làm việc khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
– Kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm giảm các cơn tê buốt đầu, thư giãn các cơ và giảm đau
– Đi bộ vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối trong không gian trong lành khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày.
– Uống trà gừng giúp giảm đau, giảm viêm và có tác dụng ức chế các tác nhân gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.