Đau bụng là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, đặc biệt là cơn đau bụng lâm râm khi mang thai tháng cuối, từ đó mà xử trí thích hợp.
Menu xem nhanh:
Những dấu hiệu thường gặp ở tháng cuối thai kỳ
Thai ít đạp hơn
So với tháng trước, thì thai nhi tháng này ít đạp hơn. Mẹ đừng lo lắng, đôi lúc bạn cảm nhận cú đá mạnh của bé ở sườn, bụng, chân tay bé chạm tới tử cung của mẹ.
Xuất hiện cơn đau nhiều hơn
Đầu bé lúc này sẽ chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu ở xương chậu, dây chằng bị yếu đi do sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai. Vì thế mẹ sẽ thấy những cơn chuột rút đau khó chịu xuất hiện. Thai phụ thường cảm giác mệt mỏi, nặng nề, cảm giác yếu đầu gối và khuỷu tay, nhất là khi vận động nhiều.
Khó thở, ợ nóng
Đến tháng thứ 9 thở ngắn, khó thở, ợ nóng sẽ quay trở lại với mẹ. Thêm vào đó, mẹ cũng thường gặp táo bón, tiểu rắt do bàng quang chịu sức ép của thai nhi.
Tăng áp lực xương chậu
Mẹ cảm thấy cơn đau ở xương sống và xương chậu khi bé tụt xuống dưới chuẩn bị cho cơn chuyển dạ. Nên thay đổi tư thế nằm, để làm dịu cơn đau, duy trì đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày.
Khó ngủ về đêm
Mỏi lưng, tức bụng và nhiều rắc rối khiến mẹ bầu khó ngủ về đêm. Chính vì thế hãy ngủ trưa nhiều hơn để nạp lại năng lượng cho cơ thể.
Đau bụng lâm râm khi mang thai tháng cuối
Nguyên nhân đau bụng lâm râm khi mang thai tháng cuối cũng có thể do thai phụ quá căng thẳng, lo lắng. Ngoài ra khi thai nhi đã lớn, chèn vào vùng xương chậu, thường xuyên đạp sẽ gây tức bụng, đau bụng. Tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu của sinh non, bong nhau non, nhiễm trùng đường tiết niệu… nên đi khám và theo dõi
Sinh non
Khác với cơn gò Braxton Hicks – các cơn đau kéo dài và thường xuyên khi sắp sinh, sinh non biểu hiện là đau bụng kèm rò rỉ nước ối, bong nút nhầy, đau lưng. Thai phụ cần phải được đưa đến bệnh viện ngay.
Bong nhau non
Bong nhau non là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung của mẹ trước khi mẹ chuyển dạ. Bị bong nhau trước khi được sinh gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé, cần được cấp cứu khẩn cấp. Khi bong nhau thai, mẹ sẽ thấy xuất hiện đau bụng, đau lưng, các cơn co thắt mạnh ở bụng, chảy máu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngoài đau bụng dưới, khi đi tiểu tiện, thai phụ bị nóng rát, tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi. Trường hợp nhiễm trùng tiết niệu nặng, mẹ bị ớn lạnh, sốt, tiểu kèm máu và mủ. Nếu chủ quan không xử trí bệnh có thể gây sinh non.
Thấy đau bụng lâm râm khi mang thai tháng cuối, chị em cần quan sát các dấu hiệu đi kèm, không nên quá lo lắng. Lúc này, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí đúng đắn nhất.
Nếu cần tư vấn trực tiếp vấn đề sức khỏe thai kỳ hoặc đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.
Tin liên quan
- Tiểu buốt và đau bụng dưới là bị làm sao
- Nguyên nhân đau bụng dưới bên phải ở nam
- Đau bụng dưới và hậu môn
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc