Chị Đỗ Thị Trọng 32 tuổi đã đến Thu Cúc TCI trong tình trạng tai gặp vấn đề khá nghiêm trọng: viêm tai giữa và thủng màng nhĩ trái, cần tiến hành phẫu thuật gấp do 2 bệnh lý này đã khiến cho thính lực của chị giảm sút nghiêm trọng. Vậy quá trình vá màng nhĩ và điều trị các bệnh lý cho chị Trọng diễn ra thế nào, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng ban đầu của chị Trọng và kết luận của bác sĩ
Chị Trọng có biểu hiện rất đau đớn và khó chịu khi đến thăm khám với thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Dương Văn Tiến – Trưởng phòng Tai mũi họng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.
Chị có chia sẻ rằng, phải gần 1 tháng trở lại dây các tình trạng tai luôn bị ù và bị chảy nước. Ngoài ra, tai chị Trọng cũng đã không còn nghe rõ như xưa, cũng như bị chóng mặt thường xuyên hơn rất nhiều.
Sau quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi tai để quan sát các bộ phận trong tai rõ hơn, các bác sĩ đã rất bất ngờ với kết quả nhận được. Bệnh nhân bị viêm tai giữa và thủng màng nhĩ bên trái. Lỗ thủng màng nhĩ của bệnh nhân khá nghiêm trọng, rộng gần như hết màng căn.
Bác sĩ Tiến đã chỉ định phẫu thuật kết hợp mở sào bào thượng nhĩ và vá nhĩ ngay để có thể điều trị dứt điểm các bệnh lý này, ngăn ngừa tình trạng điếc biến chứng có thể xảy ra.
2. Màng nhĩ là gì?
Màng nhĩ là một bộ phận ở bên trong tai có hình dạng là một chiếc màng mỏng. Tác dụng của màng nhĩ như một vách ngăn, giúp ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Ngoài ra, màng nhĩ cũng là nơi thu âm thanh cho tai với sự va đập và rung lên tùy theo cường độ sóng âm của âm thanh đó gây ra. Khi màng nhĩ tổn thương, người bệnh cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt vì đây là bệnh lý có thể khiến cho thính lực bị giảm sút và nguy cơ mắc các bệnh về tai rất cao.
3. Phẫu thuật vá màng nhĩ và mở sào bào thượng nhĩ – vá nhĩ
3.1. Vá màng nhĩ
Đối với các trường hợp màng nhĩ thủng lớn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để có thể khắc phục được tình trạng này. Đây là phương pháp phẫu thuật gây mê sử dụng tia laser để điều trị. Tia laser được áp dụng để có thể xử lý các loại mô và mô sẹo đã hình thành bên trong tai giữa trong quá trình mắc bệnh. Một mẩu mô nhỏ sẽ được lấy từ các tĩnh mạch hoặc ở vỏ sợi cơ từ chính bệnh nhân và ghép vào màng nhĩ để có thể vá được lỗ thùng này.
3.2. Mở sào bào thượng nhĩ – vá nhĩ
Mở sào bào thượng nhĩ – vá nhĩ là tên gọi được sử dụng từ những thập niên 1960, ngày nay, các chuyên gia, bác sĩ thường gọi kỹ thuật này với một tên gọi mới là chỉnh hình tai giữa tuýp 2.
Đây là phương pháp phẫu thuật bộc lộ xương chũm, đi kèm với các cấu trúc ở giữa và trong vùng xương thái dương mà vẫn giữ nguyên vẹn thành sau ống tai xương. Mở sào bào thượng nhĩ – vá nhĩ là phương pháp phẫu thuật chỉnh hình hiệu quả cho hệ thống xương con và màng nhĩ, có tác dụng đưa áp lực sóng âm dẫn truyền vào dịch tai trong, giúp điều trị triệt để sự viêm nhiễm ở niêm mạc xương chũm cũng như tai giữa, phục hồi được một phần chức năng thính lực.
4. Quá trình phẫu thuật của chị Trọng
Ở cuộc phẫu thuật này, bác sĩ Tiến cũng chính là người phụ trách chính trong ekip mổ cho bệnh nhân. Căn cứ vào tình trạng bệnh của chị, bác sĩ Tiến sẽ tiến hành phẫu thuật mở sào bào thượng nhĩ – vá nhĩ bằng hệ thống phẫu thuật nội soi tân tiến Karl Storz, Đức.
Trước hết, bác sĩ Tiến sẽ thực hiện các thao tác nhằm làm bộc lộ vùng xương chũm. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy khoan để có thể khoét được các ổ bệnh cũng như tổ chức viêm nhiễm ra khỏi cơ thể.
Để vá nhĩ trái cho chị Trọng, bác Tiến sẽ lấy cân cơ thái dương của chị, bóc tách để trở thành màng nhĩ 2 lớp và thực hiện thao tác vá nhĩ trái bằng phương pháp Underlay.
Bác sĩ Dương Văn Tiến chia sẻ lý do chọn phương pháp phẫu thuật này cho bệnh nhân chính là để tai nhanh lành hơn và khả năng nghe được phục hồi tốt hơn. Tổng thời gian của cuộc phẫu thuật này diễn ra khá nhanh chóng, chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ, chị Trọng đã được đưa sang phòng theo dõi hậu phẫu.
5. Những điều cần tránh sau khi vá màng nhĩ
Sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị viêm nhiễm tai giữa – vùng xương chũm cũng như vá màng nhĩ, bệnh nhân sẽ được theo dõi và hướng dẫn một số điều không nên làm để tránh tổn thương vùng tai trở lại sau khi phẫu thuật:
– Sau khi phẫu thuật vá màng nhĩ, người bệnh thường sẽ có cảm giác tai bị ù và tai có cảm giác bị đầy bên trong xảy ra trong 1 – 2 tuần tính từ thời gian hoàn thành phẫu thuật. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh có thể gối đầu hơi cao hơn một chút trong khi ngủ để giúp giảm sưng, phù nề tại các vết phẫu thuật.
– Người bệnh nên tránh các hoạt động khiến cho áp lực máu ở vùng đầu tăng cao.
– Không nên thực hiện các động tác nâng đồ vật nặng từ vị trí thấp lên cao trong tối thiểu 2 tuần sau mổ.
– Tránh ngoáy mũi ở những tuần đầu tiên sau khi mổ
– Không nên tham gia các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực trong một thời gian ngắn trong vòng một tháng sau khi mổ.
– Đối với việc ăn uống, người bệnh không cần kiêng khem bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, năng lượng để vết thương mau lành hơn.
6. Điều trị thủng màng nhĩ hiệu quả tại Thu Cúc TCI
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa điểm thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai hiệu quả, đã được hàng ngàn bệnh nhân kiểm chứng. Tại đây, chúng tôi có đội ngũ y bác sĩ Tai Mũi Họng đầu ngành sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị. Máy móc và trang thiết bị hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ đều là những loại máy hiện đại, tân tiến và được nhập khẩu 100% từ các nước có nền y học phát triển hiện nay.
Đến với Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ được trải nghiệm quá trình thăm khám nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian. Cùng với đó là các chính sách thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh để có thể giảm thiểu tối đa chi phí chữa trị.
Tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh