Crohn là bệnh gì? Các kiến thức không thể bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Lê Xuân Thắng

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Nhiều người vẫn còn băn khoăn chưa biết Crohn là bệnh gì?  Đây là bệnh lý ở hệ tiêu hóa có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới ruột mà còn làm tổn thương các bộ phận khác của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy việc hiểu rõ bệnh lý này là điều vô cùng cần thiết.

1. Khái niệm bệnh Crohn

Giải đáp thắc mắc: Crohn là bệnh gì? Bệnh Crohn được gọi là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng. Biểu hiện chủ yếu là gây tổn thương, loét ở đại tràng và ruột non. Bệnh có thể gây ảnh hưởng tới bất cứ bộ phận nào thuộc hệ tiêu hóa từ miệng, đại tràng và hậu môn. Hiện nay chưa phát minh ra thuốc đặc trị để chữa bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra một số liệu pháp có thể giúp giảm đau đáng kể các dấu hiệu khi mắc bệnh.

Crohn là bệnh gì? Đây là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng hoặc nhiều vùng khác nhau

Crohn là bệnh gì? Đây là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng hoặc nhiều vùng khác nhau

2. Nguyên nhân gây nên bệnh Crohn

Bệnh Crohn có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ con tới người già. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau.

2.1 Môi trường ô nhiễm

Sống gần các khu công nghiệp, bãi rác hay sử dụng nguồn nước bẩn là nguyên nhân gây bệnh Crohn. Do các điều kiện sống không đảm bảo vì vậy vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

2.2 Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống liên quan mật thiết với hệ tiêu hóa. Ăn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể khiến hệ tiêu hóa suy giảm và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.

2.3 Suy giảm hệ miễn dịch

Vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch trong cơ thể suy giảm và không còn sức chống đỡ với các loại vi khuẩn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại tấn công hệ tiêu hóa.

2.4 Yếu tố di truyền

Theo các nghiên cứu, có khoảng 20% người mắc bệnh Crohn là do di truyền. Đây được đánh giá là nguyên nhân gây bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất. Vì vậy nếu như trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh thì bạn có nguy cơ cao bị bệnh.

2.5 Tuổi tác

Crohn là bệnh gì? Không giống với các bệnh ở hệ tiêu hóa khác, bệnh Crohn xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi khá trẻ. Hầu hết những người bị bệnh Crohn được phát hiện khi họ chưa tới 30 tuổi.

2.6 Dân tộc

Nếu bạn là người gốc Đông Âu, da trắng thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các chủng tộc khác. Tuy nhiên hiện nay số lượng người mắc bệnh ở các quốc gia khác cũng có xu hướng gia tăng trong đó có Việt Nam.

2.7 Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là yếu tố độc hại cho cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn. Khói thuốc cũng khiến tình trạng của người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Khi đã mắc bệnh nếu bệnh nhân không bỏ thuốc thì sẽ có nguy cơ cần phải phẫu thuật để điều trị.

2.8 Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh Crohn nhưng có thể dẫn tới viêm ruột làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh Crohn

Môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh Crohn

3. Các triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu khi mắc bệnh sẽ xuất hiện từ nhẹ tới nặng. Một số trường hợp triệu chứng phát triển từ từ tuy nhiên đôi khi chúng sẽ tới đột ngột.

3.1 Các dấu hiệu khi bệnh mới khởi phát

– Tiêu chảy

– Sốt

– Mệt mỏi

– Chuột rút và đau bụng

– Xuất hiện máu trong phân

– Lở loét miệng

– Sụt cân, chán ăn

– Đau và có chảy dịch gần hoặc xung quanh hậu môn

3.2 Triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn nặng

– Viêm khớp, viêm da, mắt

– Viêm đường mật và gan

– Xuất hiện sỏi thận

– Thiếu máu do thiếu sắt

– Chậm phát triển ở trẻ em

Đau bụng, mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến nhất khi mắc bệnh

Đau bụng, mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến nhất khi mắc bệnh

4. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh Crohn

Dựa vào các dấu hiệu kể trên bạn có thể phần nào phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên để có tính chính xác bệnh nhân cần được chẩn đoán bằng các kỹ thuật y tế hiện đại.

Xét nghiệm máu: Dựa vào số lượng bạch cầu để xác định cơ thể có bị nhiễm trùng hoặc thiếu máu hay không

– Xét nghiệm phân

Nội soi đại tràng sinh thiết

– Chụp CT để quan sát toàn bộ ruột

Chụp cộng hưởng từ: Đánh giá lỗ rò ở ruột non và quanh hậu môn

– Nội soi viên nang

– Nội soi hỗ trợ bằng bóng giúp bác sĩ có thể nhìn sâu vào ruột non nơi ống nội soi bình thường không tiếp cận được

5. Biến chứng của bệnh Crohn

Crohn là bệnh gì? Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên ngành thì bệnh Crohn khá nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn có  thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

5.1 Crohn là bệnh gì? Bệnh có thể gây tắc ruột

Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng tới độ dày của thành ruột. Theo thời gian, các tổn thương sẽ hình thành sẹo làm hẹp lòng ruột. Điều này dẫn tới tắc ruột và cần phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột bị bệnh.

5.2 Loét

Viêm ruột mạn tính có thể gây loét ở bất cứ vị trí nào trong đường tiêu hóa. Tất cả các bộ phận liên quan đều có thể bị tổn thương: Miệng, cơ quan sinh dục, hậu môn,…

5.3 Xuất hiện lỗ rò

Vết loét không được điều trị sớm có thể tạo thành lỗ rò. Có thể là lỗ rò giữa ruột và da hoặc giữa ruột và một cơ quan khác. Lỗ rò gần hoặc xung quanh hậu môn là biến chứng phổ biến nhất. Một số trường hợp lỗ rò có thể bị nhiễm trùng và tạo thành áp xe vô cùng nguy hiểm.

5.4 Nứt hậu môn

Hậu môn xuất hiện các vết rách, nứt ở mô lót hậu môn hoặc cùng da xung quanh. Tình trạng này gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh và có thể xảy ra nhiễm trùng. Nguyên nhân vì nơi đây là đầu ra của chất thải vì vậy dễ bị nhiễm vi khuẩn.

5.5 Suy dinh dưỡng

Crohn là bệnh gì? Bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy, đau bụng, chuột rút khiến người bệnh khó ăn uống. Khi cơ thể không được cung cấp nguồn thực phẩm đầy đủ sẽ dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng. Người bệnh bị thiếu nhiều chất như: Sắt, vitamin B12,…

5.6 Ung thư đại tràng

Một số trường hợp mắc bệnh Crohn có nguy cơ đối mặt với ung thư đại tràng. Vì vậy các bác sĩ khuyên người bị bệnh Crohn nên sàng lọc ung thư đại tràng thường xuyên. Độ tuổi cần thực hiện sàng lọc là từ 50 tuổi trở đi.

Ngoài các biến chứng phổ biến kể trên thì bệnh Crohn còn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong động mạch và tĩnh mạch. Bệnh còn gây ra loãng xương, viêm khớp, viêm túi mật, viêm gan,…

Bệnh Crohn nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư

Bệnh Crohn nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư

6. Crohn là bệnh gì? Phương pháp điều trị bệnh

Crohn là bệnh gì? Bệnh Crohn khá nguy hiểm vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng. Chính vì vậy ngay khi phát hiện mắc bệnh bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Hiện nay có 3 biện pháp chữa bệnh được áp dụng phổ biến là: Điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, thay đổi chế độ ăn uống.

6.1 Bệnh Crohn là gì? Điều trị nội khoa

Dựa trên sức khỏe và tình trạng bệnh thực tế mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đơn thuốc sẽ là sự kết hợp của nhiều loại để mang lại hiệu quả tối đa.

– Thuốc kháng sinh: Tiêu diệt vi khuẩn và chữa lành lỗ rò

– Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm triệu chứng của các vết loét

– Thuốc giảm đau: Sử dụng khi bệnh nhân gặp phải các cơn đau dữ dội

– Thuốc sắt: Loại thuốc này thường kê cho trường hợp bị bệnh nặng gây chảy máu đường ruột. Khi xuất huyết tiêu hóa nhiều sẽ dẫn tới mất máu và thiếu sắt

– Bổ sung vitamin B12 có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

– Bổ sung vitamin D và canxi vì người bệnh thường có nguy cơ bị loãng xương

6.2 Lựa chọn thực phẩm phù hợp với sức khỏe

Phần lớn các bệnh ở hệ tiêu hóa có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm loét ở ruột. Tuy nhiên nếu ăn nhiều các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa sẽ khiến bệnh Crohn trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số các thực phẩm cần hạn chế ăn:

– Sữa: Bệnh nhân Crohn thường bị tiêu chảy, đầy hơi vì vậy cần hạn chế uống sữa và các chế phẩm từ sữa

– Hạn chế ăn nhiều chất béo vì cơ thể rất khó tiêu hóa và hấp thụ. Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ còn khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn

– Chất xơ: Chất xơ là một thành phần rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên bệnh Crohn thường gây tiêu chảy vì vậy nếu ăn nhiều chất xơ sẽ khiến bệnh nặng hơn

6.3 Điều chỉnh sinh hoạt

– Ăn thành nhiều bữa trong ngày với các bữa chính và bữa phụ. Việc làm này sẽ giúp giảm tải áp lực lên hệ tiêu hóa. Từ đó các triệu chứng khi bị bệnh Crohn cũng được cải thiện

– Cần uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể

– Nâng cao sức đề kháng bằng việc tăng cường rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày

– Đảm bảo cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, hạn chế căng thẳng kéo dài

6.4 Điều trị bằng phẫu thuật

Sau khi điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt mà các triệu chứng không thuyên giảm thì bệnh nhân cần phẫu thuật. Có tới một nửa số người mắc bệnh Crohn sẽ phải phẫu thuật ít nhất một lần.

Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần ruột bị hỏng và nối lại các phần khỏe mạnh. Kỹ thuật này cũng có thể giúp đóng lỗ rò và dẫn lưu áp xe. Lợi ích khi phẫu thuật chỉ mang tính tạm thời. Bệnh vẫn có thể tái phát gần mô nối lại. Chính vì vậy bệnh nhân cần kết hợp giữa phẫu thuật và uống thuốc để giảm nguy cơ tái phát.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh Crohn. Điều trị nội khoa là biện pháp được sử dụng phổ biến

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh Crohn. Điều trị nội khoa là biện pháp được sử dụng phổ biến

Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu: Crohn là bệnh gì. Crohn là bệnh lý ở hệ tiêu hóa gây nguy hiểm vì vậy không nên chủ quan khi mắc bệnh. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạn cần tới bệnh viện thăm khám ngay. Bệnh Crohn càng được điều trị sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Ngược lại nếu để bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital