Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là một hoạt động vô cùng ý nghĩa với cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Tuy nhiên với những công ty tổ chức khám sức khỏe lần đầu thì sẽ gặp những khó khăn trong khâu tìm kiếm và tổ chức. Vậy chỉ với 3 lưu ý quan trọng dưới đây, các công ty sẽ không còn bỡ ngỡ khi triển khai hoạt động này.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ?
Hiện nay, người lao động phải đối mặt với rất nhiều bệnh nghề nghiệp khác nhau. Nguyên nhân có thể xuất phát từ môi trường làm việc, áp lực công việc hay do chính thói quen xấu của người lao động. Mỗi ngành nghề sẽ đối mặt với các vấn đề sức khỏe riêng. Điển hình như:
– Ngành nghề giáo viên, MC thường gặp các vấn đề về tai – mũi – họng, mắt, xương khớp,…
– Nhân viên hành chính, dân văn phòng thường gặp các vấn đề về mắt, rối loạn tiêu hóa, xương khớp, stress,…
– Ngành nghề xây dựng, khai thác sẽ gặp các bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp, các bệnh về da,…
Do đó, khám sức khỏe định kỳ được ví như “lá chắn” cho người lao động. Hoạt động này mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực không thể phủ nhận. Cụ thể, giúp người lao động nắm bắt tình trạng sức khỏe toàn diện của bản thân, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường dễ bị bỏ qua. Từ đó, điều trị kịp thời, tăng hiệu quả hồi phục và đảm bảo năng suất làm việc. Hơn nữa, người lao động cũng sẽ được nhận tư vấn từ bác sĩ về chăm sóc sức khỏe khoa học, loại bỏ thói quen xấu gây hại tới sức khỏe.
Đối với doanh nghiệp, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên còn thể hiện trách nhiệm xã hội và tăng niềm tin đối với nguồn nhân lực. Nhờ khám sức khỏe định kỳ, doanh nghiệp sẽ đánh giá tổng quát về nguồn lực hiện tại. Phân loại nhóm nhân lực đủ điều kiện làm việc và không đủ điều kiện làm việc. Đồng thời đảm bảo năng suất làm việc của cả doanh nghiệp.
2. 3 lưu ý khi công ty tổ chức khám sức khỏe
2.1. Công ty tổ chức khám sức khỏe cần chọn danh mục khám phù hợp
Thông thường, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên sẽ gồm những danh mục cơ bản sau:
– Khám lâm sàng: đo chiều cao – cân nặng, đo huyết áp, khám tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, khám mắt, da liễu, khám phụ khoa (dành cho nữ).
– Xét nghiệm máu và nước tiểu
– Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm tổng quát, chụp X-quang
Tuy nhiên đối với mỗi ngành nghề sẽ gặp phải những vấn đề sức khỏe riêng biệt. Thậm chí một số ngành nghề làm trong nhà hàng, khách sạn, giáo viên mầm non sẽ có quy định khắt khe về sức khỏe. Vì vậy, nếu thuộc lĩnh vực trên thì khi công ty tổ chức khám sức khỏe cần được xây dựng riêng một gói khám đặc thù. Chẳng hạn, với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn sẽ có thêm các danh mục khám nhằm phát hiện các bệnh về đường hô hấp dễ lây lan. Vì đây là ngành phải tiếp xúc lượng lớn khách hàng mỗi ngày nên sức khỏe phải được đảm bảo tốt nhất.
2.2. Công ty tổ chức khám sức khỏe nên chọn địa chỉ uy tín
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế triển khai dịch vụ khám sức khỏe doanh nghiệp, nhưng không phải 100% đi đôi với chất lượng tốt. Để nhận biết đâu là cơ sở y tế uy tín thì cần dựa vào nhiều yếu tố. Với các công ty lần đầu tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, tìm kiếm và tham khảo các bài đánh giá trên Internet là một ý hay. Những chia sẻ chân thực, chi tiết về dịch vụ, cơ sở vật chất, chi phí, quy trình sẽ mang lại cái nhìn tổng quan hơn. Từ đó có thể tìm hiểu kỹ hơn về địa chỉ đó qua 4 yếu tố sau:
– Không gian, cơ sở vật chất
– Đội ngũ y bác sĩ
– Quy trình thăm khám
– Chất lượng dịch vụ: đặt lịch, tư vấn, thái độ nhân viên,…
2.3. Truyền thông đầy đủ tới nhân viên
Để buổi thăm khám diễn ra thuận lợi hơn, truyền thông tới nhân viên trong công ty là lưu ý quan trọng không kém. Lần đầu công ty tổ chức khám sức khỏe cần truyền thông từ mục đích, ý nghĩa của hoạt động này. Sau đó là truyền thông tới nhân viên về thời gian, địa điểm tổ chức cũng như những lưu ý nhất định trước khi buổi khám diễn ra.
Một số lưu ý trước ngày khám sức khỏe dành cho người lao động đó là:
– Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi xét nghiệm máu
– Uống đủ nước và nhịn tiểu trước khi tiến hành siêu âm
– Đối với nữ giới, nếu đang mang thai cần báo lại cho bác sĩ sớm để được chỉ định thăm khám phù hợp.
– Nữ giới khám phụ khoa nên vệ sinh sạch sẽ và tiểu hết trước khi thực hiện
3. Quy trình khám sức khỏe cho nhân viên diễn ra như thế nào
Khám sức khỏe cho nhân viên diễn ra trong một quy trình khép kín, gồm 6 bước:
– Bước 1: Đăng ký thông tin và nhận hồ sơ khám cá nhân
– Bước 2: Đo thể lực gồm chiều cao – cân nặng, huyết áp
– Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm
– Bước 4: Khám lâm sàng
– Bước 5: Thực hiện chẩn đoán hình ảnh
– Bước 6: Nghe kết quả từ bác sĩ nội
Trên đây là 3 lưu ý quan trọng dành cho công ty tổ chức khám sức khỏe lần đầu. Thực tế, đã có rất nhiều công ty gặp phải khó khăn trong khâu chuẩn bị và tổ chức khi không nắm rõ được những lưu ý trên. Hy vọng qua bài viết này thì sự mơ hồ, băn khoăn sẽ được giải đáp.