Ở mỗi giai đoạn khác nhau, ung thư lưỡi có thể sẽ có biểu hiện khác nhau, trong đó vết loét trên lưỡi là triệu chứng thường gặp. Vì vậy, có vết loét trên lưỡi lâu lành bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để khám và điều trị bệnh kịp thời.
Menu xem nhanh:
Có vết loét trên lưỡi lâu lành cảnh báo ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi phổ biến nhất trong số các bệnh ung thư khoang miệng, chiếm khoảng 30 – 50%. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người trên 50 tuổi, có hút thuốc lá, mang gen đột biến gây ung thư, vệ sinh răng miệng kém, ăn uống thiếu chất đặc biệt là các loại vitamin A, E, D…
Ung thư lưỡi có 4 giai đoạn phát triển, biểu hiện bệnh hay mức độ các triệu chứng ở mỗi giai đoạn khác nhau có thể khác nhau. Có vết loét trên lưỡi lâu lành là một trong những triệu chứng bệnh ung thư lưỡi không nên bỏ qua.
Tìm hiểu thêm: dấu hiệu ung thư lưỡi
Ở giai đoạn đầu, vết loét trên lưỡi cũng có thể xuất hiện. Lúc này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên, với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa. Càng về giai đoạn sau, các vết loét càng lớn dần và xuất hiện nhiều hơn, có thể lan ra ngoài khu vực lưỡi đến môi, lợi, vòm họng… Đặc điểm chung của các vết loét lâu lành trên lưỡi này là đáy có mủ, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm vào. Đến giai đoạn tiến triển cuối, các vết loét sâu thường lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội.
Hãy cảnh giác với ung thư lưỡi khi các vết loét trên lưỡi lâu lành xuất hiện cùng với một số triệu chứng nghi ngờ bệnh khác như:
- Hạch nổi ở cổ. Hạch thường có kích thước lớn dần, khó di động, dính chặt vào cổ và ấn vào có cảm giác đau nhói
- Đau khi ăn uống, nuốt nước bọt. Đau tăng lên khi nhai, ăn đồ ăn cay nóng
- Sốt do nhiễm khuẩn thường xuyên
- Tiết nước bọt nhiều
- Vết loét chảy máu làm máu lẫn trong nước bọt
- Tổn thương hoại tử làm cho hơi thở có mùi khó chịu
- Cơ thể sút cân do không ăn uống được
- Da xanh xao, mệt mỏi triền miên
Phân biệt ung thư lưỡi và nhiệt miệng
Chính bởi triệu chứng có vết loét trên lưỡi lâu lành mà nhiều người dễ nhầm lẫn ung thư lưỡi và nhiệt miệng. Các bác sĩ cho biết, nhiệt miệng làm xuất hiện nhiều vét loét trong má, lợi, lưỡi và các vết loét sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày và lớp niêm mạc sẽ tự lành lại.
Trường hợp bị áp xe miệng gây viêm sưng thì cần điều trị thuốc và thời gian để lành sẽ kéo dài hơn.
Thực tế, nhiệt miệng chỉ kèm theo một số ít triệu chứng, chủ yếu ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt thức ăn trong một vài ngày (chủ yếu đối với thức ăn mặn, cay, chua) trong khi đó ung thư miệng có sự ảnh hưởng, tác động đến nhiều cơ quan hơn.
Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi như thế nào?
Khi có triệu chứng bất thường cảnh báo ung thư lưỡi, một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định để xác định rõ tổn thương là lành tính hay ung thư.
Trong các xét nghiệm, sinh thiết khối u để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là phương pháp có giá trị hàng đầu.
Một số xét nghiệm như xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ, X quang xương hàm dưới chụp cắt lớp vi tính lồng ngực… có thể được chỉ định để đánh giá mức độ lan rộng, tiến triển ung thư.