Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng nặng nề, trong đó có thiếu máu não. Vậy thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não như thế nào và cách chẩn đoán, điều trị ra sao?
Menu xem nhanh:
1. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu lên não như thế nào?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng các sụn, đĩa đệm, dây chằng và xương ở cột sống cổ. Bệnh thường diễn ra âm thầm, không có các dấu hiệu rõ ràng nên người bệnh dễ chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
1.1 Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, tình trạng thoái hóa thường chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng có thể gặp là đau nhức, tê bì vai gáy, cổ, cánh tay, đau tức nhẹ khi cúi xuống. Cơn đau có thể lan lên đỉnh đầu gây cảm giác chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn khi người bệnh đứng lên đột ngột.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó thiếu máu lên não là biến chứng thường gặp của thoái hóa đốt sống cổ, gây cho người bệnh nhiều triệu chứng khó chịu gây hạn chế vận động như:
– Khó xoay cổ ra phía sau, đau khi xoay
– Cảm giác đau, cứng vùng cơ khớp cạnh cột sống cổ
– Đau có thể lan xuống vùng hay cánh tay
– Tê buồn, đau nhức, khó chịu ở trong xương
– Đau đầu liên tục
– Rối loạn nhận thức
– Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi
1.2 Cơ chế
Nguyên nhân là do sự chèn ép các mạch máu ở vùng cổ. Cụ thể, khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ thúc đẩy quá trình hình thành nên các gai xương. Khi người bệnh vận động, các gai xương gây chèn ép các động mạch cổ, làm giảm lượng máu lưu thông đến não, gây ra các triệu chứng thiếu máu não.
Tuy nhiên người bệnh rất dễ nhầm lẫn tình trạng này với các bệnh khác như đau nữa đầu, rối loạn tiền đình, thiếu máu não, chóng mặt,… nên thường phát hiện bệnh muôn hoặc điều trị sai cách.
2. Thiếu máu não do thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm như thế nào?
Não bộ là cơ quan quan trọng tiêu thụ lượng oxy và máu nhiều nhất cơ thể. Nếu não bộ không nhận được đủ lượng máu cần thiết, hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, trầm cảm, đột quỵ…
Nếu không được điều trị, bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như thoát vị đĩa đệm và gai cột sống. Điều này gây chèn ép và tắc nghẽn lưu thông máu, khiến quá trình vận chuyển máu và oxy lên não diễn ra chậm, gây ra các triệu chứng nguy hiểm như:
– Đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
– Mất ngủ, ngủ hay mơ, mất trí nhớ
– Xuất huyết não, nhồi máu não
– Tử vong
3. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ thiếu máu não
Thiếu máu não do thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến sức khỏe, chất lượng đời sống của người bệnh bị suy giảm. Khi có dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm, tránh những biến chứng nặng nề do bệnh gây ra.
3.1 Các biện pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não
Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp nhằm giảm triệu chứng và điều trị nguyên nhân gồm:
– Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Việc này có thể giúp thư giản các mạch máu, giảm co thắt cơ cơn đau cổ, vai gáy và các triệu chứng khác.
– Kích thích điện: Giúp giảm co thắt cơ, giảm đau và ngăn tổn thương mạch máu.
– Sử dụng thuốc: Bao gồm thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ…
– Nẹp cổ: Nâng đỡ đầu, ngăn các cử động cổ quá mức, giúp bệnh nhân thoải mái hơn và ngăn tổn thương mạch máu.
– Tiêm steroid: Phương pháp tiêm ngoài màng cứng giúp giảm tình trạng đau, cứng khớp, giảm viêm, ngăn tình trạng chèn ép mạch máu gây thiếu máu não.
– Phẫu thuật: Được sử dụng trong trường hợp các phương pháp bảo tồn không mang lại kết quả.
3.2 Các biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não
Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị gồm thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Chế độ sinh hoạt và tập luyện
Nên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày với các bài tập yoga, thiền, bơi lội, đi bộ,… có thể giúp hệ thống xương cổ trở nên linh hoạt, dẻo dai.
Những người phải ngồi nhiều, làm việc thường xuyên trước máy tính nhiều nên đứng dậy đi lại sau 1 – 2 giờ làm việc. Việc thực hiện các bài tập thả lỏng cơ thể sẽ giúp đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ và tình trạng thiếu máu não.
Sinh hoạt và nghĩ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi.
Chế độ dinh dưỡng
– Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cho cơ thể như đồng, kẽm, mangan để bảo vệ hệ thống xương khớp và giúp xương chắc khỏe.
– Bổ sung thêm các viên uống tăng cường nội tiết tố estrogen, tránh giảm mật độ xương, loãng xương.
– Bổ sung vitamin B để hỗ trợ trong điều trị đau dây thần kinh, giúp giảm đau mỏi vai gáy.
– Bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất tăng cường tuần hoàn máu và bảo vệ hệ thần kinh.
Như vậy có thể thấy thoái hóa đốt sống cổ thiếu máu não là một biến chứng nguy hiểm. Khi có các biểu hiện nghi ngờ tình trạng này, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để tiến hành thăm khám, điều trị hợp lý nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, nên xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Nếu có nhu cầu tư vấn về bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay thăm khám chuyên khoa cơ xương khớp, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ đặt lịch sớm.