Bệnh ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống tốt khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều quan trọng nhất để chữa khỏi ung thư tuyến giáp là người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ phù hợp, xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu khái quát về bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là bệnh hình thành khi các tế bào ở tuyến giáp phát triển bất thường ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Căn bệnh này có tiên lượng cao hơn các bệnh lý ung thư khác với các dạng bệnh phổ biến như sau:
– Ung thư tuyến giáp thể nhú.
– Ung thư tuyến giáp thể nang.
– Ung thư tuyến giáp thể tủy.
– Ung thư tuyến giáp không tăng sinh (không biệt hóa)
Trong đó những nguy cơ bệnh ung thư ở tuyến giáp có thể đến từ:
– Rối loạn hệ miễn dịch: khiến cho vi khuẩn, virus tấn công tuyến giáp gây ung thư.
– Nhiễm phải phóng xạ.
– Yếu tố di truyền
– Mắc các bệnh lý về tuyến giáp: viêm tuyến giáp, bướu giáp, hormone tuyến giáp suy giảm, bệnh basedow,…
– Tuổi tác lớn: phụ nữ từ 30 đến 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Những yếu tố khác: thiếu iốt, do uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Bệnh ung thư tuyến giáp khi được phát hiện sớm có tiên lượng tốt, tuy nhiên thời gian này phụ thuộc vào loại ung thư, sức khỏe người bệnh và giai đoạn bệnh. Rất khó để có thể xác định chính xác thời gian sống là bao lâu.
2. Điều kiện và yếu tố tác động tới việc điều trị ung thư tuyến giáp
2.1 Chữa khỏi bệnh ung thư tuyến giáp nếu phát hiện sớm giai đoạn của bệnh
Ung thư tuyến giáp được chia thành các dạng với tiên lượng như sau:
– Ung thư tuyến giáp thể nhú với tỷ lệ sống trên 5 năm đến 95%, sau 10 năm là 90%.
– Ung thư tuyến giáp thể nang với tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%, sau 10 năm là 70%.
– Ung thư tuyến giáp thể tủy với tiên lượng sống sau 5 năm là 90% và 86 % sau 10 năm.
– Ung thư tuyến giáp không tăng sinh có tiên lượng sống sau 5 năm thấp, chỉ khoảng 5%.
Những giai đoạn của bệnh ung thư tuyến giáp bao gồm:
– Ung thư tuyến giáp giai đoạn I và II: khối u vẫn nằm trong biểu mô tuyến giáp, chưa có di căn với tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%.
– Giai đoạn III ung thư tuyến giáp: kích thước khối u trên 4cm, khối u lan ra các hạch bạch huyết vùng cổ, tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 80%.
– Giai đoạn cuối của bệnh ung thư tuyến giáp: tiên lượng sống sau 5 năm vào khoảng 20 đến 30% bởi khối u có kích thước trên 4cm và di căn tới các cơ quan khác.
2.2 Chữa khỏi bệnh ung thư tuyến giáp thông qua điều chỉnh tâm lý của bệnh nhân
Đối với bệnh nhân ung thư, căng thẳng cảm xúc có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần người bệnh. Đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp bởi trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: rụng tóc, gầy gò, cơ thể suy nhược…
Người bệnh nên giảm tâm lý lo lắng, căng thẳng để tránh khiến khối u phát triển và lây lan đồng thời sự lạc quan tích cực sẽ giúp việc điều trị thuận lợi hơn.
2.3 Tuổi tác của người bệnh
Đa số người mắc bệnh ung thư tuyến giáp đều là ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi, tuy nhiên mắc bệnh trong độ tuổi này thường có tiên lượng sống thấp hơn so với người trẻ. Bởi cơ thể người bệnh đã suy yếu hoặc lão hóa nên hệ thống miễn dịch yếu đi và khiến người bệnh giảm sút hiệu quả điều trị, khả năng đáp ứng điều trị kém.
Bệnh nhân tuổi quá cao cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư tuyến giáp bởi khó có thể thực hiện phẫu thuật mà thường chỉ được chỉ định hóa trị hay uống thuốc. Do đó, các triệu chứng thường lâu thuyên giảm dẫn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh kém.
2.4 Có đa u nội tiết loại 2B (MEN 2B)
Đa u nội tiết loại 2B là hội chứng đột biến nhiễm sắc thể đến ung thư tuyến giáp và có thể di truyền. Đột biến này có thể ảnh hưởng tới gen tiền ung thư RET dẫn tới mắc bệnh.
Khối u di truyền thường có nhiều tâm, hình thành và lớn lên từ nhỏ và phát triển tăng sinh tế bào C ở cạnh nang giáp khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.
2.5 Có thể loại bỏ hoàn toàn khối u với phẫu thuật không?
Phẫu thuật có thể được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu khi khối u còn nhỏ.
Tuy nhiên các tế bào ung thư tuyến giáp không được loại bỏ hoàn toàn và vẫn sót lại trong tuyến giáp hay hạch bạch huyết nên vẫn có tình trạng tái phát hoặc di căn. Do đó, bác sĩ thường chỉ định hóa trị bổ sung để ngăn ngừa bệnh tái phát hay loại bỏ nguy cơ phát triển.
2.6 Hiện trạng sức khỏe của bệnh nhân
– Khả năng đáp ứng điều trị tốt, tỷ lệ khỏi bệnh cao và tiên lượng tốt nếu bệnh nhân có sức khỏe nền tốt
– Nếu bệnh nhân có bệnh lý nền thì cần sử dụng thuốc điều trị song song
– Bệnh nhân có hệ miễn dịch hay đề kháng kém thường khó khăn trong thực hiện các phương pháp theo chỉ định của bác sĩ khiến thời gian điều trị kéo dài khiến ung thư phát triển mạnh hơn.
3. Chế độ ăn uống dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên bổ sung một số thực phẩm như:
– Thực phẩm chứa nhiều i ốt
– Những thực phẩm sạch tươi ngon, không hóa chất
– Những loại rau xanh để cung cấp đủ chất và vitamin, hạn chế táo bón
– Hải sản
– Vitamin A,C,E
– Hoa quả, trái cây nhiều nước như: nho, dâu tây, cam, cà chua…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh một số thực phẩm như sau:
– Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành như: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ…
– Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ và đường cao
– Lúa mạch, lúa mì
– Nội tạng động vật.
Đồng thời để chữa khỏi ung thư tuyến giáp thì ngoài chọn thực phẩm tốt chưa đủ mà cần chế biến để bệnh nhân có thể hấp thu tốt, người bệnh lưu ý một số điều sau
– Ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống
– Hạn chế nấu quá khô và để tủ lạnh quá lâu
– Nên chế biến thực phẩm mềm và lỏng để bệnh nhân dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn
– Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, hạn chế tình trạng ăn quá no.