Nhiều người bị rò hậu môn thường băn khoăn về giải pháp điều trị bệnh hiệu quả để không bị tái phát. Vậy chữa bệnh rò hậu môn như thế nào cho hiệu quả?
Menu xem nhanh:
1. Chữa bệnh rò hậu môn cần phải phẫu thuật
Rò hậu môn không có thuốc điều trị dứt điểm. Người bệnh cần phẫu thuật để chấm dứt các triệu chứng khó chịu ở vùng hậu môn. Tùy tình trạng của lỗ rò mà bác sĩ sẽ có các phương pháp xử trí phù hợp. Trước đó, bệnh nhân được thăm khám cụ thể để đánh giá tình trạng.
– Với lỗ rò đơn giản, vị trí cách xa hậu môn: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch cơ bao quanh đường hầm, vét sạch mủ, lở loét. Sau đó phẫu thuật bịt kín đường rò để tránh tái phát.
– Trường hợp các lỗ rò phức tạp, trước tiên bác sĩ có thể đặt seton dẫn lưu dịch mủ ra khỏi ổ rò. Quá trình dẫn lưu có thể kéo dài đến 6 tuần, sau khi tình huống ổn định mới tiến hành phẫu thuật loại bỏ đường rò và lỗ rò.
Là phẫu thuật tại vùng nhạy cảm như hậu môn, phẫu thuật rò hậu môn cần được điều trị bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ có chuyên môn về hậu môn – trực tràng tại các địa chỉ uy tín là lựa chọn giúp người bệnh an tâm điều trị. Bởi phẫu thuật chữa rò hậu môn đòi hỏi độ tỉ mỉ và chính xác rất cao. Chỉ cần 1 sơ suất nhỏ có thể ảnh hưởng đến cơ thắt vùng hậu môn, dẫn đến chức năng hậu môn bị ảnh hưởng nặng nề.
2. Chữa bệnh rò hậu môn cần chú ý các vấn đề hậu phẫu
Lưu ý rằng, chữa bệnh rò hậu môn không phải cứ phẫu thuật là xong. Sau phẫu thuật, có rất nhiều vấn đề cần lưu ý để người bệnh chóng khỏe và ngăn tái phát bệnh. Trong giai đoạn vết thương chưa lành, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý và chăm sóc cơ thể. Có như vậy, cuộc phẫu thuật mới đạt hiệu quả và bệnh mới được chấm dứt.
2.1. Chăm sóc vết thương sau mổ
– Cách thay băng và gỡ gạc: Nếu vết mổ của bệnh nhân được băng bằng gạc y tế, để tránh ảnh hưởng vết thương khi thay băng thì nên ngâm vết mổ trong nước muối ấm. Người bệnh có thể ngâm từ 15 – 30 phút, vết mổ vừa dễ chịu và thay băng cũng dễ dàng, tránh tác động đến vết thương.
– Vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn: Vết mổ cần được lau nhẹ nhàng bằng khăn ấm sạch… Không dùng các dung dịch, hóa chất khác khi vết thương chưa lành. Cần hỏi kỹ bác sĩ về cách vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng vào các vết thương chưa lành.
– Lưu ý vệ sinh sau đại tiểu tiện: Sau khi đi đại tiểu tiện, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Có thể vừa dùng khăn, vừa ngâm mông để giảm bớt đau đớn sau khi vết mổ bị tác động.
– Không bôi các loại thuốc lành sẹo không được kê đơn vào vết thương hở.
2.2. Lưu ý về dinh dưỡng
Chế độ ăn uống phù hợp là điều kiện tiên quyết để vết thương chóng lành và tránh tái phát. Chế độ này cần duy trì lâu dài, kể cả khi bệnh nhân đã hoàn toàn chấm dứt cơn đau do các lỗ rò, đường rò. Có như vậy, mới ngăn cản được các nguyên nhân gây bệnh hiệu quả.
– Lúc vừa phẫu thuật xong cần ăn lỏng, ăn nhạt. Sau khi có thể ăn cơm thì cần hạn chế thực phẩm chứa chất béo. Chất béo có thể gây nóng trong, dẫn đến khó tiêu và táo bón.
– Bổ sung các thực phẩm thanh mát, giàu chất xơ… để hạn chế táo bón. Uống nhiều nước sạch hoặc các loại nước ép tự nhiên khác.
– Cần kiêng cay nóng, không sử dụng các loại đồ ăn nhanh, thức ăn không lành mạnh, chất kích thích gây nóng rát vùng hậu môn.
– Trong quá trình vết thương liền miệng, có thể ăn bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm chứa sắt, thực phẩm chứa vitamin A, E, C… để chóng liền vết thương.
2.3. Lưu ý trong sinh hoạt
– Cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất là cho đến khi vết thương lành hẳn khoảng 1 tháng. Bất cứ tác động nào ở khu vực bên dưới đều có thể khiến vết thương rách ra và nhiễm trùng.
– Cần chú ý việc đi lại, đặc biệt là việc ngồi. Không ngồi quá lâu khi chưa lành vết thương. Vận động đi lại nhẹ nhàng để vùng cơ ở hậu môn thích nghi với các hoạt động thường ngày.
– Hạn chế các hoạt động lao động nặng nề, mang vác quá sức dẫn đến tác dụng lực lên vùng hậu môn. Kể cả khi đã khép miệng vết thương, vẫn cần chú ý sinh hoạt vận động vừa phải.
– Giờ giấc ăn ngủ cần cố định để chóng hồi phục sức khỏe. Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng sẽ khiến người bệnh rất mất sức.
– Lưu ý mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi tránh tác động vào vết thương.
2.4. Tái khám đúng hẹn
– Hiệu quả của phẫu thuật sẽ được bác sĩ đánh giá sau 1 – 2 tuần. Cần chú ý lịch tái khám để đến đúng hẹn. Từ đó bác sĩ sẽ đánh giá tình hình hồi phục và có tư vấn cần thiết cho sau này.
– Nếu có bất cứ khác thường nào ở vùng hậu môn, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ chủ trị. Có khi cần nhập viện trở lại để theo dõi. Không nên tự ý xử lý hoặc điều trị khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Chữa bệnh rò hậu môn không phải chỉ phẫu thuật là xong. Có những người bệnh đã phẫu thuật thành công nhưng không lưu ý chế độ hậu phẫu dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng. Cần lựa chọn đơn vị điều trị uy tín, các bác sĩ sẽ vừa thực hiện tốt ca phẫu thuật, đồng thời có hướng dẫn hậu phẫu hiệu quả để tránh tái phát bệnh.