Chỉ số ALT cao cảnh báo bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

ALT là một trong những chỉ số men gan do tế bào gan sản xuất ra, giữ vai trò tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng các chất trong cơ thể. Vậy khi chỉ số ALT cao cảnh báo bệnh gì?

Chỉ số ALT cao cảnh báo bệnh gì?

Khi xét nghiệm nhận thấy chỉ số ALT trong máu cao thường là dấu hiệu cho thấy tế bào gan đã bị viêm hoặc một tế bào gan nào đó đã bị tổn thương, đây là tình trạng chung của những bệnh lý về gan. Khi gan bị tổn thương dễ dẫn tới tình trạng men gan bị rò gỉ đồng nghĩa với ALT cũng sẽ bị rò gỉ ra bên ngoài xâm nhập vào máu. Chính vì thế, khi cơ thể có chỉ số ALT trong máu cao đồng nghĩa với cơ thể bạn đã mắc những bệnh lý liên quan tới gan.

ALT cao cảnh báo bệnh lý về gan

ALT cao cảnh báo bệnh lý về gan

Ngoài ra, ALT không chỉ xuất hiện ở mình gan mà còn có ở thận, cơ tim và cơ bắp cho nên khi chỉ số ALT trong máu cao hơn bình thường không phải luôn luôn là dấu hiệu của bệnh gan mà còn có những triệu chứng khác: hoạt  động mạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến ALT tăng cao. Mặc dù vậy, nhưng chỉ số ALT thường xuất hiện nhiều nhất trong gan vậy nên khi nồng độ ALT đột ngột tăng lên thì có tới 80% là do chức năng gan bị suy yếu do nhiễm virus của một loại bệnh lý nào đó liên quan tới bộ phận này.

Trong trường hợp nếu bạn đã có chích ngừa vacxin phòng chống viêm gan B nhưng chỉ số ALT tăng song ở mức vừa phải thì có thể do cơ thể bạn đang “kháng nghị” vì phải vận động mạnh trong thời gian dài.

Chỉ số ALT bao nhiêu là cao?

Chỉ số ALT bình thường là dưới 40U/L tuy nhiên khi gan bị tổn thương thì hàm lượng men gạo này sẽ được tạo ra nhiều hơn và nhanh chóng tăng lên gấp 5 đến 8 lần bình thường. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, những chỉ số này lại trở về mức thông thường với thời gian dao động từ 1 đến 4 tháng, điều này chứng tỏ bạn đã bị viêm gan tuy nhiên mới ở mức nhẹ.

Sau 6 tháng mà tình trạng chỉ số ALT trong máu cao vẫn còn tiếp tục đồng nghĩa với bệnh viêm gan mạn tính đã ở trong cơ thể bạn. Vì thế, sau khi khám gan nếu nhận thấy chỉ số ALT trong máu cao thì bạn cần theo dõi và kiểm tra định kì để biết thêm về tình trạng của gan.

Khi men gan ALT cao, cần làm gì?

Khi phát hiện có sự gia tăng của men gan, người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thăm khám tìm nguyên nhân kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh trong điều trị ALT cao

Thăm khám tìm nguyên nhân kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh trong điều trị ALT cao

Thực hiện thêm một số cận lâm sàng khác như siêu âm gan, siêu âm hệ thống dẫn mật, siêu âm bụng tổng quát… để tìm ra nguyên nhân của tình trạng tăng men gan.

Nghỉ ngơi, làm việc nhẹ, ăn uống điều độ, ăn kiêng, uống kiêng theo tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để điều trị, kể cả thuốc Tây y, thuốc Nam hay thuốc Ðông y.

Thực hiện công tác khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số men gan.

Ăn uống đều đặn và tuyệt đối không được bỏ bất kỳ bữa ăn nào.

Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến và đóng hộp, thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và bánh kem xốp.

Tăng cường rau quả tươi trong các bữa ăn hằng ngày.

Tránh sử dụng nước uống có gas, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhằm tránh tăng thêm gánh nặng cho gan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital