Chẩn đoán trước sinh là điều mà mẹ nhất định phải làm trước khi bước vào quá trình sinh nở. Vậy chẩn đoán trước khi sinh là gì? Mẹ cần thực hiện những chẩn đoán gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Chẩn đoán trước khi sinh nghĩa là gì?
Đây là hình thức kiểm tra trước thai kỳ nhằm mục đích phát hiện những bất thường của thai nhi. Việc thực hiện các kiểm tra sẽ giúp bác sĩ có thêm thông tin về tình trạng của thai nhi từ đó đưa ra được phương hướng chăm sóc chính xác cho mẹ và bé. Giúp giảm thiểu được tối đa tỷ lệ thai nhi mắc các hội chứng di truyền cũng như nhiều loại bệnh khác.
Mẹ có thể bắt đầu làm các chẩn đoán trước khi sinh vào tuần thứ 8 của thai kỳ, với một số các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mẹ,… để bác sĩ có thể cập nhật được tình trạng của em bé cũng như thai phụ.
2. Các phương pháp chẩn đoán trước khi sinh mẹ cần biết
2.1 Chẩn đoán trước sinh bằng công nghệ siêu âm 5D
Đây là loại công nghệ siêu âm tiến tiến, sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh, từ đó giúp mẹ bầu có thể quan sát thai nhi trong bụng một sách sinh động nhất. Siêu âm 5D tiên tiến hơn và khác với các loại siêu siêu âm 2D, 3D, 4D ở chỗ có thêm nhiều chiều chẩn đoán, từ đó cấu trúc hình khối của em bé sẽ được phân tích tự động thông qua từng nút bấm trên máy siêu âm.
Với siêu âm 5D, mẹ có thể quan quan sát được hình thể, chuyển động hay những biểu cảm của bé trong tử cung một cách rõ nét và chân thực nhất. Không những vậy, siêu âm 5D còn có thể giúp các bác sĩ có thể phát hiện ra dị tật của em bé từ những tuần đầu của thai kỳ.
2.2 Chẩn đoán qua sinh thiết gai rau và chọc hút nước ối
Sinh thiết gai rau được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cụ thể là từ tuần 12 đến tuần thứ 14 với mục đích phát hiện dị tật của thai nhi. Bác sĩ sẽ lấy mẫu gai rau từ tử cung để kiểm tra, thủ thuật này bắt buộc phải thực hiện cho các trường hợp gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền hoặc các mẹ mang thai trên 35 tuổi.
Chọc hút nước ối cũng như sinh thiết gai rau chỉ được thực hiện cho các mẹ có nguy cơ cao sinh em bé mắc các bệnh di truyền, các mẹ mang thai lớn tuổi. Chọc hút nước ối thường được thực hiện ở tuần thai thứ 16 trở lên, bác sĩ sẽ lấy một lượng nước ối nhỏ để xét nghiệm sau đó cơ thể mẹ sẽ tự động tái tạo lại lượng nước ối được hút ra. Em bé sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì khi thực hiện hai thủ thuật sinh thiết gai rau và chọc hút nước ối.
2.3 Xét nghiệm máu và nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng mẹ cần thực hiện, việc xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của mẹ. Dựa vào kết quả đo nồng độ protein, Albumin, Nitrite có trong nước tiểu bác sĩ sẽ phát hiện sớm nhất các triệu chứng bất thường hoặc các bệnh lý mà mẹ có thể mắc như: tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu,….
Ngoài ra xét nghiệm nước tiểu, mẹ cần phải thực hiện cả xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu cơ bản mà mẹ cần làm như: kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, xét nghiệm sinh hóa máu, các bệnh truyền nhiễm, đông máu,…..
2.3 Chẩn đoán trước sinh bằng Double Test và Triple Test
Double Test là kiểm tra kết hợp đo độ mờ gáy, tuổi mẹ, tuổi thai,… nhằm đánh giá nguy cơ, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh di truyền nhiễm sắc thể như: hội chứng Down, Edward, Patau. Xét nghiệm Double Test thường được thực hiện vào 3 tháng đầu của thai kỳ và thời điểm kiểm tra tốt nhất là vào tuần thứ 11-13.
Triple Test được thực hiện khi thai nhi được 15-20 tuần tuổi với mục đích kiểm tra nguy cơ dị tật ống thần kinh. Triple Test sử dụng máu của mẹ để kiểm tra dị tật của thai nhi. Khi các mẹ thực hiện các chẩn đoán trước sinh đều sẽ được kiểm tra bằng Triple Test, nhất là những trường hợp thai phụ có nguy cơ cao như: gia đình có tiền sử mắc các bệnh bẩm sinh, phụ nữ trên 35 tuổi, bệnh tiểu đường, sử dụng hoặc tiếp xúc với các loại thuốc, hóa chất có hại cho thai nhi.
3. Những trường hợp nên làm chẩn đoán trước khi sinh
Tất cả các mẹ khi mang thai đều nên làm chẩn đoán trước khi sinh điều này giúp phát hiện sớm nhất những dị tật bẩm sinh ở thai nhi, kiểm tra sức khỏe của mẹ cũng như phát hiện bệnh lý từ đó đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả.
Đặc biệt, với một số mẹ thuộc các trường hợp sau đây trước khi sinh cần phải làm chẩn đoán như:
– Trường hợp nhiều lần bị sảy thai hoặc thai chết lưu
– Gia đình tiền sử mắc các dị tật bẩm sinh
– Mang thai trên 35 tuổi
– Bị ốm hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ
– Sử dụng hoặc tiếp xúc với các loại thuốc, hóa chất có hại cho thai nhi
4. Địa chỉ chẩn đoán trước khi sinh uy tín dành cho mẹ
Với sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ an toàn sức khỏe của mẹ và bé, Khoa sản tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện đang là một trong những địa điểm khám và sinh con được được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng, lựa chọn.
Đến với Thu Cúc TCI, các mẹ sẽ được lựa chọn các gói thai sản tương ứng với các mốc quan trọng của thai kỳ từ tuần 8 cho đến khi sinh. Thai phụ sẽ được khám cũng như kiểm tra với các trang thiết bị hiện đại như: máy siêu âm 5D, robot xét nghiệm tự động, máy monitor,.. nhằm phát hiện dị tật sớm ở thai nhi.
Ngoài ra, Khoa sản tại Thu Cúc TCI còn hội tụ đội ngũ bác sĩ siêu âm, khám thai giàu kinh nghiệm và đội ngũ bác sĩ đỡ đẻ đã đỡ thành công cho nhiều ca sinh được chẩn đoán mắc bệnh lý, sinh khó. Với lộ trình khám thai rõ ràng, mẹ còn được nhắc lịch hẹn khám theo từng mốc thai kỳ quan trọng, giúp mẹ bầu được trải nghiệm một thai kỳ thoải mái và an tâm nhất.
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về những chẩn đoán mẹ cần làm trước khi sinh. Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn!