Cắt bao quy đầu ở trẻ em là một thủ thuật giúp loại bỏ phần da bao quy đầu dài và hẹp, không tự tụt xuống. Tình trạng hẹp bao quy đầu sẽ khiến nước tiểu bị đọng lại gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới sinh hoạt và khả năng sinh sản của trẻ sau này.
Menu xem nhanh:
1. Cắt bao quy đầu ở trẻ em có lợi ích gì?
Thông thường, khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý do chưa có phân cách giữa bao quy đầu và quy đầu. Theo thời gian, sẽ có sự tách dần giữa quy đầu và bao quy đầu. Khoảng 96% trẻ nam bị hẹp bao quy đầu, nhưng lúc 1 tuổi còn 50%, lúc 4 tuổi còn 10%, và sau 17 tuổi chỉ còn 1% bị hẹp bao quy đầu.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp da bao quy đầu không tự tụt xuống, đã áp dụng nhiều biện pháp như nong bao quy đầu mà không cải thiện thì cần phải tiến hành cắt bao quy đầu.
Trẻ cần cắt bao quy đầu khi có những biểu hiện như:
– Nước tiểu đọng lại ở bao quy đầu làm cho đầu dương vật phồng lên, một lát sau mới chảy ra hết.
– Chất tiết đọng lại thành hạt, mảng trắng, sờ vào như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở đầu dương vật.
– Tiểu khó hay viêm nhiễm như khi tiểu phải rặn và làm phồng bao quy đầu, trẻ quấy khóc và đỏ mặt mỗi khi đi tiểu, da quy đầu tấy đỏ …v.v….
2. Vậy khi nào thì nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
– Đối với trẻ dưới 5 tuổi thì có thể áp dụng biện pháp nong bao quy đầu kết hợp với sử dụng thuốc bôi hỗ trợ, nhưng vẫn phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám và được hướng dẫn cụ thể.
– Đối với trẻ trên 5 tuổi mà việc nong bao quy đầu không hiệu quả thì nên đứa trẻ đi tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu. Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu đơn giản vì vậy sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ nên các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm.
– Cắt bao quy đầu chỉ nên thực hiện khi không thể tuột được. Việc tuột bao quy đầu có khi không thể thực hiện thành công do cấu trúc bao quy đầu có dạng hình ống hoặc em bé lớn tuổi không hợp tác.
3. Cắt bao quy đầu cho trẻ như thế nào?
Cắt bao quy đầu cho trẻ là thực hiện ca tiểu phẫu loại bỏ lớp bao quy đầu dài hoặc tiểu phẫu phần bao quy đầu bị hẹp tại phần đầu dương vật của trẻ nhằm giúp trẻ tránh khỏi các biến chứng do hẹp bao quy đầu về sau.
Đây là một phẫu thuật đơn giản được thực hiện ở các cơ sở y tế, chỉ cần gây tê tại chỗ đối với người lớn, trẻ em thì phải gây mê. Thời gian phẫu thuật trung bình từ 20-30 phút, liền vết thương sau 10 ngày và có thể sinh hoạt bình thường.
Khi đã được bác sĩ khám và xác định bị hẹp bao quy đầu thì nên phẫu thuật càng sớm càng tốt, muộn lắm là trước 15 – 16 tuổi (tuổi dậy thì của con trai).