Ung thư tụy được xem là một trong những căn bệnh đáng sợ đã cướp đi nhiều sinh mạng con người, đặc biệt ở nam giới. Vậy bạn đã hiểu hết về căn bệnh ung thư tuyến tụy ở nam giới hay chưa? Có những cách nào giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này? Hãy cùng tham khảo chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Bạn hiểu thế nào về bệnh ung thư tuyến tụy?
Tụy là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người. Nó có nhiệm vụ phân hủy thức ăn, từ đó các tế bào trong cơ thể mới có thể hấp thụ dễ dàng. Tụy hay còn được gọi là tuyến tụy có hai thành phần chính đó là tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết, chúng được nối với một đầu của ruột non bằng một ống được gọi là ống tụy.
Ung thư tụy là căn bệnh khởi nguồn từ các tế bào trong tuyến tụy phát triển, sản sinh ra quá nhiều, vượt trên mức kiểm soát dẫn tới hình thành khối u. Tuyến ngoại tiết thường được xem là nguồn gốc của các loại ung thư. Thông thường dấu hiệu của căn bệnh này không rõ ràng vì vậy đã có rất nhiều trường hợp phát hiện muộn, gây ảnh hưởng nặng tới sức khỏe, thậm chí tử vong.
Đặc biệt, theo nghiên cứu, căn bệnh ung thư tụy xuất hiện rất nhiều ở đối tượng nam giới (nhiều gấp 3, 4 lần) và thường bắt gặp vào những người trưởng thành trong độ tuổi từ 25 đến ngoài 45 tuổi. Tuy vậy, ung thư tụy vẫn có thể gặp phải ở nữ giới.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy ở nam giới
Theo thống kê từ tổ chức Ung thư GLOBOCAN, vào năm 2018, ung thư tụy được xếp vị trí thứ 9 về số lượng người bị mắc trên thế giới. Còn riêng ở Việt Nam cũng có tới gần 1.000 ca bệnh và tỷ lệ tử vong lên tới gần 900 người. Chính vì vậy, ung thư tuyến tụy được xem là căn bệnh “Ung thư tử thần” mà mọi đối tượng cần cảnh giác, đặc biệt là nam giới.
2.1. Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy ở nam giới
Ung thư tuyến tụy chủ yếu là kết quả của quá trình đột biến các tế bào trong tuyến tụy. Cùng với đó, những nguyên nhân góp phần dẫn tới các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh ở nam giới có thể kế đến như:
– Sử dụng chất kích thích: các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá chứa nhiều rất nhiều chất độc hại dẫn tới các bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến tụy.
– Vấn đề về tuổi tác: Trước đây, người ở độ tuổi trên 45 có nguy cơ cao mắc căn bệnh ung thư này. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện đại kéo theo những ảnh hưởng về môi trường dẫn tới việc những người ở độ tuổi từ 30-40 cũng có khả năng dễ mắc bệnh.
– Giới tính: Theo nghiên cứu, mam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới rất nhiều.
Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân khác như: tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại, biến chứng từ các bệnh lý nền mạn tính,…
2.2. Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy ở nam giới
– Cảm thấy thường xuyên đau bụng và đau thắt lưng.
– Hay bị đầy hơi, bụng chướng
– Đi ngoài phân lỏng, thỉnh thoảng có màu sậm hoặc phân mỡ nổi lên.
– Chán ăn, giảm cân nhanh.
– Da tay, da chân hay bị ngứa ngáy, vàng da, vàng mắt,…
Nhìn chung, có nhiều triệu chứng của ung thư tuyến tụy khá giống với một số bệnh lý thông thường khác, dẫn tới người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn, chủ quan trong việc chăm sóc sức khoẻ, gây nên hậu quả nghiêm trọng.
3. Ngăn ngừa và chẩn đoán ung thư tuyến tụy với nam giới
3.1. Có thể ngăn ngừa ung thư tụy cho nam giới không?
Để giảm thiểu các yếu tố dễ gây ra căn bệnh ung thư tuyến tụy, nam giới nên lưu ý một số điều sau:
– Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc uống rượu bia.
– Không ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc chất béo.
– Nên hạn chế ăn nạp quá nhiều đồ ngọt vào cơ thể.
– Tích cực tập luyện thể dục, thể thao để giúp tăng cường sức đề kháng,…
– Chú ý thăm khám sức khoẻ và tầm soát ung thư định kỳ.
3.2. Chẩn đoán ung thư tụy cho nam giới bằng cách nào?
Trường hợp bác sĩ nhận thấy người bệnh có nguy cơ bị mắc ung thư tụy, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các phương pháp thăm khám chuyên sâu để khẳng định chính xác tình trạng bệnh. Thông thường, các phương pháp được sử dụng sẽ là: chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp (CT), siêu âm, và một số trường hợp có thể cần tiến hành chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ có thể thực hiện thủ thuật sinh thiết, xét nghiệm máu,…
Sau khi đã hoàn thành các phương pháp thăm khám cùng với kết quả có được, bác sĩ sẽ xác định được người bệnh có khối u hay không. Hơn nữa, các bác sĩ có chuyên môn cao còn có thể xác định được giai đoạn chính xác của bệnh để giúp phác đồ điều trị sao cho hiệu quả nhất.
Để đảm bảo phát hiện bệnh ung thư tuyến tụy sớm và tăng cơ hội điều trị thành công thì việc tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt với đối tượng nam giới là vô cùng quan trọng. Hãy chủ động bảo vệ sức khoẻ của bạn ngay từ hôm nay!