Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu là bệnh lành tính, không gây nguy hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát, bệnh sẽ tiến triển nặng, khiến gan tổn thương nghiêm trọng. Biến chứng do gan nhiễm mỡ gây ra rất đa dạng và nguy hiểm, do đó không nên chủ quan.
Menu xem nhanh:
1. Phân loại các nhóm nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Một số nguyên nhân và yếu tố khiến mỡ tích tụ quá nhiều ở gan là:
– Sử dụng rượu bia với lượng lớn, uống liên tục
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh lý gan mật khác. Gan nhiễm mỡ là dấu hiệu đầu tiên của tổn thương gan do thói quen lạm dụng bia rượu.
– Béo phì
Lượng mỡ trong cơ thể dư thừa sẽ tích tụ ở gan nên dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Do đó mà tỷ lệ người bị béo phì, thừa cân mắc căn bệnh này ở mức rất cao.
– Nhóm nguy cơ khác
Một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm: phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường, suy dinh dưỡng, giảm cân không khoa học, tác dụng phụ của thuốc.
2. Tác hại nguy hiểm do gan nhiễm mỡ gây ra
Ở giai đoạn 1, lượng mỡ trong gan chỉ ở mức 5-10% tổng trọng lượng gan nên chưa ảnh hưởng tới cơ thể. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn 2, các triệu chứng bắt đầu nghiêm trọng hơn. Khi bệnh bước sang giai đoạn 3, lượng mỡ vượt ngưỡng 30% trọng lượng cơ thể, bệnh gan nhiễm mỡ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
2.1. Gan nhiễm mỡ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe
Một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của gan nhiễm mỡ là có thể gây ra các biến chứng liên quan đến gan bao gồm: xơ gan, suy gan cấp, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn chức năng đông máu nặng nhất là ung thư gan. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 70% ca bệnh ung thư gan được hình thành từ tình trạng xơ gan.
2.2. Gan nhiễm mỡ gây ra tình trạng suy giảm chức năng gan
Khi lượng mỡ thừa tích tụ quá nhiều trong gan, tế bào gan sẽ bị tổn thương. Từ đó khiến chức năng chuyển hóa và tích trữ của gan ảnh hưởng tiêu cực. Nếu lượng mỡ trong gan ngày càng tăng lên thì chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng.
2.3. Gan nhiễm mỡ ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể
Gan nhiễm mỡ kéo dài gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Lâu dần khiến cơ thể suy nhược, khả năng miễn dịch sa sút nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Gan nhiễm mỡ còn ảnh hưởng tới chức năng tim mạch. Tình trạng gan nhiễm mỡ nếu kéo dài và ngày càng biến chuyển nặng sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý tim mạch khác. Khi hình thành mảng xơ vữa sẽ gây ra các triệu chứng bao gồm:
– Suy giảm trí nhớ
– Đau đầu
– Mất ngủ
3. Các thực phẩm phù hợp với bệnh gan nhiễm mỡ
3.1. Nghệ
Nghệ không chỉ là gia vị được sử dụng phổ biến trong việc nấu ăn mà còn đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Các công dụng của nghệ với lá gan là:
– Ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
– Kích thích tiêu hóa chất béo
– Giảm lượng chất béo tích tụ trong gan
Bạn có thể trộn nửa muỗng cà phê bột nghệ với một ly nước ấm và uống hàng ngày. Hoặc có thể uống bột nghệ với sữa ấm để thưởng thức. Nghệ không chỉ tốt cho gan mà còn là thực phẩm phù hợp với người bị đau dạ dày.
3.2. Chanh
Chanh là loại trái cây dễ mua, dễ chế biến hàng ngày. Thức quả này chứa hàm lượng vitamin C cao và đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe là:
– Giúp gan sản xuất glutathione
– Giúp cơ thể giải độc tố
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trong chanh có chứa hợp chất naringenin làm giảm chứng viêm gan liên quan đến gan thấm mỡ. Bạn có thể uống nước chanh tươi hoặc thái lát bỏ vào chai nước và uống cả ngày. Tuy nhiên nếu đang bị bệnh dạ dày thì nên uống lượng vừa phải.
3.3. Nước táo
Giấm táo từ lâu đã được áp dụng nhiều trong việc giảm cân, làm đẹp. Loại nước chiết xuất từ táo thúc đẩy việc giảm cân từ đó làm giảm lượng chất béo tích tụ trong gan.
3.4. Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe. Các công dụng của trà xanh bao gồm:
– Hỗ trợ chức năng não
– Giảm nguy cơ ung thư
– Đốt cháy chất béo
Do đó có thể nói đây là thực phẩm dành cho người bệnh gan nhiễm mỡ.
3.5. Bồ công anh
Bồ công anh được nhiều người lựa chọn trong điều trị bệnh gan trong đó có gan nhiễm mỡ. Công dụng của loại lá này là:
– Chuyển hóa chất béo tích tụ ở gan
– Kích hoạt chức năng gan hiệu quả
– Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có liên quan đến tình trạng béo phì.
3.6. Một số thực phẩm khác
– Cam thảo cũng là thực phẩm dành cho điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu.
– Nước ép bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng hoạt động của gan.
4. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên làm gì?
Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Gan mật để được tư vấn dùng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp. Tránh tự ý sử dụng thuốc bừa bãi khiến bệnh trở nặng. Gan nhiễm mỡ không phải bệnh trực tiếp đe dọa tới tính mạng nhưng lại là nguyên nhân gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên:
4.1. Kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh trọng lượng
Theo dõi cân nặng là điều cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh. Khi trọng lượng cơ thể giảm đi, lượng chất béo tích tụ trong gan cũng giảm đáng kể. Nếu đang thừa cân, nên tập luyện nghiêm túc, cân bằng chế độ dinh dưỡng để giảm cân khoa học. Tránh ép cân, nhịn ăn, uống thuốc giảm cân sẽ khiến gan bị tổn thương hơn.
4.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh
– Tăng cường ăn các thực phẩm từ thực vật bao gồm: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật, …
– Ăn các thực phẩm giàu axit béo omega – 3
– Hạn chế các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị
– Tăng nạp thịt trắng, cắt giảm thịt đỏ
– Hạn chế các món có lượng cholesterol cao: nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, …
4.3. Vận động nhiều hơn
Vận động, tập thể dục thường xuyên là điều mà người bệnh gan nhiễm mỡ cần làm. Nếu mới bắt đầu, hãy tập nhẹ nhàng trong vòng 30 phút và dần dần tăng thời gian tập luyện. Vận động sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy chất béo dư thừa. Từ đó giúp bạn giảm cân hoặc giữ trọng lượng ở mức phù hợp.