4 cân nhắc cần biết trong khám sức khỏe cho người cao tuổi

Tham vấn bác sĩ

Tuổi già kéo theo sự suy giảm về sức đề kháng và và tăng nguy cơ mắc bệnh của cơ thể. Vì thế, khám sức khỏe cho người cao tuổi là điều rất quan trọng để chủ động phòng tránh bệnh tật.

1. Có cần khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi?

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có những nguy cơ về sức khỏe, do đó việc khám sức khỏe định kỳ nên được mọi người quan tâm thực hiện từ sớm. Đặc biệt, người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nên việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ càng có ý nghĩa quan trọng hơn.

Tâm lý chủ quan có bệnh mới khám chữa vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội, nhiều người thường vô tình để bệnh diễn biến nặng mới tới bệnh viện thăm khám. Lúc này, chi phí điều trị không chỉ tốn kém hơn mà khả năng chữa khỏi cũng bị giảm đi rất nhiều.

Thông qua các buổi khám với sự tư vấn của bác sĩ, người cao tuổi cũng như gia đình có thể theo dõi tình hình sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm từ giai đoạn mầm mống. Nhờ đó, bạn sẽ có kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Ngay cả khi không phát hiện bệnh, các chuyên gia sẽ có những tư vấn về chế độ dinh dưỡng để bạn có thể xây dựng kế hoạch ăn uống phù hợp với người cao tuổi. Từ phía người cao tuổi, họ sẽ cảm nhận được sự quan tâm từ phía gia đình và tinh thần sẽ thoải mái hơn khi tham gia thăm khám.

khám sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi nên khám sức khỏe định kỳ để rà soát sớm các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm

2. Danh mục khám cho người cao tuổi gồm những gì?

Là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là các bệnh mạn tính và nan y, người cao tuổi nên tham khảo các danh mục khám chuyên sâu bên cạnh các nội dung khám cơ bản. Dưới đây là một số danh mục khám mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Danh mục khám cơ bản trong khám sức khỏe cho người cao tuổi

  • Khám lâm sàng: Kiểm tra chiều cao, cân nặng, kiểm tra tai-mũi-họng, răng hàm mặt, đo huyết áp.
  • Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm máu – nước tiểu, điện tâm đồ, kiểm tra tình trạng mức độ loãng xương, chụp X-quang tim phổi…

2.2. Danh mục khám nâng cao trong khám sức khỏe cho người cao tuổi

  • Nội soi đại trực tràng, dạ dày: Hệ tiêu hóa có thể suy giảm chức năng khi tuổi đã lớn, thậm chí có khả năng cao mắc bệnh nguy hiểm như ung thư. Danh mục nội soi sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh sớm, giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Nếu lo sợ cảm giác khó chịu khi nội soi, bạn có thể lựa chọn phương pháp nội soi ống mềm NBI và có gây mê toàn thân.
kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nội soi đại trực tràng, dạ dày là một trong những danh mục khám cần có đối với người cao tuổi

  • Đo mật độ xương: Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Do đó, đo mật độ xương nên là một trong những danh mục khám nâng cao mà bạn nên cân nhắc để người thân tham gia. Về cơ bản, phương pháp đo mật độ xương sử dụng tia X để đánh giá mức độ mất xương trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng phóng xạ được sử dụng trong phương pháp này là cực kỳ nhỏ do đó các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mức độ an toàn của phương pháp này.
  • Tầm soát ung thư: Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc ung thư do hệ miễn dịch giảm chức năng theo thời gian. Đặc biệt tại Việt Nam, người dân chưa có thói quen khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ nên thường phát hiện bệnh khi đã diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao. Vì thế, tầm soát ung thư nên được đưa vào danh mục kiểm tra sức khỏe cho người cao tuổi để rà soát yếu tố gây ung thư từ sớm.

3. Lưu ý trong quá trình khám sức khỏe cho người cao tuổi

Cũng tương tự như các nội dung khám sức khỏe thông thường, người cao tuổi khi tham gia khám cũng cần thực hiện các lưu ý dưới đây để đảm bảo hiệu quả của quá trình khám bệnh:

  • Nên thực hiện thăm khám vào buổi sáng để đảm bảo hoàn thiện quy trình thăm khám trong ngày.
  • Nếu siêu âm bụng tổng quát, người bệnh cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong.
  • Nếu nội soi dạ dày, cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước khi khám.
  • Các trường hợp thực hiện siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, người bệnh cần đi tiểu để bàng quang rỗng, giúp bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ.
  • Vệ sinh cơ thể, tai-mũi-họng, vùng kín sạch sẽ để không ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ trong quá trình thăm khám.
  • Cung cấp chính xác về tình trạng bệnh lý của bản thân và gia đình. Nếu có thể, bạn nên mang theo kết quả của các lần khám trước và đơn thuốc đang sử dụng, điều này sẽ giúp bác sĩ có thêm cơ sở để kết luận chính xác hơn.
khám sức khỏe cho người cao tuổi

Người cao tuổi nên thực hiện khám vào buổi sáng để có thể hoàn thiện quy trình khám trong ngày

Hầu hết người cao tuổi đều chưa có sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của mình. Nhiều người thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến chi phí điều trị bệnh tăng cao, khả năng chữa bệnh thấp hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chính sức khỏe người bệnh mà còn khiến cho gia đình lo lắng, hao tổn kinh tế. Chính bởi vậy, việc kiểm tra sức khỏe cho người cao tuổi nên được quan tâm đúng mức và thực hiện thăm thường xuyên hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital