Cách ngăn ngừa và lấy mảng bám trên răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Phương Thảo

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Những mảng bám xuất hiện trên răng không chỉ làm ta mất tự tin trong khi giao tiếp do kém thẩm mỹ. Đó còn có thể là những nguy hại với sức khỏe răng miệng. Để có thể nắm được cách ngăn ngừa và lấy mảng bám trên răng, ta hãy cùng theo dõi bài viết sau.

1. Thế nào là những mảng bám trên răng?

Mảng bám trên răng

Những mảng bám trên răng lâu ngày không được xử lý sẽ vôi hóa thành vôi răng

Mảng bám ở trên răng chính là một lớp màng trơn. Lớp màng này có màu hơi ngà ở ngay trên bề mặt răng. Chúng được hình thành do vi khuẩn, nước bọt cùng cặn bẩn, thức ăn thừa tạo nên. Những mảng bám này không thể tan trong nước và khó có thể làm sạch hết. Theo thời gian, những mảng bám nếu không xử lý sẽ bị vôi hóa, tạo thành cao răng. Màu sắc của cao răng sẽ chuyển từ hơi ngà thành vàng nhạt hoặc nâu tùy tình trạng. Cao răng sẽ bám chặt vào mặt trước và sau của răng, trên bề mặt hay dọc theo viền nướu.

Cao răng nếu bám chặt trong một thời gian dài có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Từ đó, nhiều bệnh lý về răng miệng có thể xảy đến. Thậm chí nếu ta không sớm khắc phục, tình trạng mất răng có thể xảy ra. Vì vậy, để có thể bảo vệ răng miệng, ta cần thực hiện làm sạch những mảng bám trước tiên.

2. Nguyên nhân gây ra những mảng bám ở trên răng

Những mảng bám được tạo ra chủ yếu từ 5 nguyên nhân:

2.1 Ăn uống quá nhiều đồ ngọt

Những loại đồ ăn ngọt như bánh kẹo, đồ ăn vặt, nước ngọt có ga, … sẽ dễ gây nên mảng bám. Mảng bám sẽ hình thành nhờ vào sự hấp thụ carbohydrate có trong những thực phẩm này. Chúng bám vào răng rồi dần tích tụ trên bề mặt. Từ đó, vi khuẩn cũng sẽ được tạo điều kiện để bám vào.

2.2 Không làm sạch răng miệng tốt

Sau khi ăn uống, thực hiện vệ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ tới 80% mảng bám, Nếu như ta lười đánh răng hoặc đánh không đều sẽ biến khoang miệng thành môi trường lý tưởng cho vụn thức ăn tích tụ, bám chặt trên răng.

2.3 Chỉ sử dụng tăm để giải quyết cặn thức ăn bị mắc

Trên thực tế, nhiều người chỉ sử dụng tăm tre để loại bỏ thức ăn còn sót lại. Điều này chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách tạm thời, khiến không có cảm giác cộm bởi thức ăn mắc vào kẽ. Tuy nhiên, những cặn bã cùng mảng bám vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Do đó, việc sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn và tránh hình thành cao răng quá nhiều là cần thiết.

2.4 Thói quen hút thuốc lá

Những người sử dụng thuốc lá trong thời gian dài sẽ khiến cho răng dễ ố vàng. Nguyên do là bởi trong thành phần của thuốc lá có chứa chất khiến răng chuyển vàng. Màu vàng sẽ bám rất dai trên răng và khó tẩy sạch chỉ bằng vệ sinh thông thường. Bên cạnh đó, khói thuốc sẽ khiến vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, tăng tiết nước bọt và gây cao răng.

3. Những nguy hại khi mảng bám trên răng không được loại bỏ

3.1 Mùi hơi thở

Khi mảng bám cao răng ngày càng nhiều, vi khuẩn sẽ theo đó phát triển, lây lan. Lâu dần, hơi thở sẽ xuất hiện mùi, răng bị ố vàng gây ảnh hưởng tới sự tự tin trong công việc và giao tiếp.

3.2 Sâu răng

Vì những mảng bám trên răng, vi khuẩn sẽ được hoạt động thuận lợi hơn. Chúng nhanh chóng phát triển, có thể phát tán toàn khoang miệng. Khi ta ăn uống, vi khuẩn sẽ phẩn hủy thức ăn và tạo nên axit. Axit sẽ khiến men răng bị bào mòn, hình thành sâu răng. Nếu như không khắc phục kịp thời, lỗ sâu sẽ càng lúc càng mở rộng và ảnh hưởng tới tủy răng.

3.3 Viêm nướu

Trong khoảng 2 ngày đầu, những mảng bám trên răng thường khá dễ loại bỏ bằng đánh răng kết hợp nước súc miệng. Thế nhưng để càng lâu, những mảng bám này càng trở nên vững chắc. Chúng sẽ bị vôi hóa và trở thành vôi răng. Khi đó, những vi khuẩn tại mảng bám sẽ gây kích thích tới nướu và dẫn tới viêm nhiễm. Biểu hiện điểm hình của viêm nướu chính là bị chảy máu, nướu sưng đỏ.

3.4 Viêm nha chu

Khi những mảng bám tích tụ nhiều và lây sẽ làm nướu sưng viêm. Ban đầu, người bệnh có thể chỉ thấy khó chịu do tình trạng bị ê buốt răng, chán răng, hôi miệng. Thế nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển nặng thành viêm nha chu. Nướu khi đó không thể giữ chặt răng, gây mất răng.

3.4 Hệ miễn dịch suy giảm

Khi vệ sinh răng miệng thực hiện kém sẽ làm hệ miễn dịch cơ thể cần hoạt động nhiều hơn. Việc này là để chống lại những mảng bám. Tình trạng này nếu như lại lại, kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như toàn thân.

4. Cách chăm sóc giúp lấy mảng bám trên răng, ngăn ngừa cao răng hình thành

Để có thể khắc phục tình trạng mảng bám trên răng và ngăn ngừa sự hình thành cao răng, ta cần lưu ý:

4.1 Vệ sinh răng miệng phù hợp

Đánh răng giúp lấy mảng bám trên răng

Đánh răng giúp làm sạch hiệu quả những mảng bám khi chưa bị vôi hóa

Với những trường hợp nhẹ thì mảng bám chưa chuyển thành vôi răng, ta cần chăm sóc răng miệng đúng cách để cải thiện tình trạng. Cụ thể là việc đánh răng hàng ngày, ta nên thực hiện trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, loại bàn chải được sử dụng cần có kích thước vừa phải, đầu lông mềm để tránh gây tổn thương tới răng, nướu. Kem đánh răng được dùng nên có chứa Fluoride để giúp men răng chắc khỏe. Hàng ngày, đánh răng nên được áp dụng kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng thêm hiệu quả lấy mảng bám trên răng.

4.2 Chế độ ăn mỗi ngày

Ta nên ưu tiên ăn những loại rau củ quả, bổ sung những thực phẩm giàu canxi để giúp cho răng chắc khỏe. Đồng thời, việc ăn vặt cần hạn chế tối ra để tránh thực phẩm mắc kẽ răng, đồ ngọt, nước có ga gây tổn hại sức khỏe răng miệng.

4.3 Thăm khám răng miệng định kỳ

Cách lấy mảng bám trên răng

Một năm, ta nên thực hiện thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 2 lần

Với những trường hợp mảng bám đã bị vôi hóa thành cao răng, chỉ thực hiện chăm sóc tại nhà là không đủ. Ta cần tới nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra, lấy cao răng hoặc điều trị cụ thể nếu cần,

Trên đây là một số những thông tin về lấy mảng bám trên răng và ngăn ngừa hình thành cao răng. Để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, ta nên thực hiện thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 2 lần mỗi năm. Quan mỗi lần kiểm tra, bác sĩ sẽ nắm rõ được tình trạng sức khỏe răng miệng, tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital