Viêm xoang là nỗi lo ngại của không ít người bởi bệnh gây ra nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu và thường xuyên tái phát. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, viêm xoang có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay cách điều trị viêm xoang hiệu quả triệt để, phòng bệnh tái phát trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc lớp lót trong xoang bị nhiễm trùng do các tác nhân có hại gây ra. Khi bị viêm, lớp niêm mạc thường bị phù nề, dẫn tới tăng tiết dịch nhầy và thu hẹp đường kính hốc xoang. Khi đó, dịch nhầy thường không thể thoát ra ngoài, khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó thở do tắc nghẽn các hốc xoang.
Viêm xoang được đánh giá là bệnh lý tai mũi họng thường gặp hiện nay với 4 cấp độ chính là:
– Viêm xoang cấp tính
– Viêm xoang bán cấp tính
– Viêm xoang mạn tính
– Viêm xoang tái phát
1.1. Dấu hiệu viêm xoang
Bệnh viêm xoang có các triệu chứng gần giống với viêm đường hô hấp nên người bệnh thường chủ quan hoặc khó nhận biết. Khi thấy có các dấu hiệu bất thường như sau, người bệnh nên chủ động đi khám kịp thời.
– Đau nhức xoang
– Sổ mũi
– Ngạt mũi
– Giảm chức năng khướu khác
– Đau đầu
– Hắt hơi
– Khó thở
– Sốt cao
– Người mệt mỏi
– Ăn uống kém…
Các triệu chứng viêm xoang ảnh hưởng tới sức khoẻ và khiến công việc, cuộc sống của người bệnh bị xáo trộn. Vì vậy, người bệnh viêm xoang cần chủ động đi khám sớm để bảo toàn hệ hô hấp khỏe mạnh.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Viêm xoang thường do các tác nhân chính gây ra như là vi khuẩn, virus… Chúng xâm nhập vào hệ hô hấp, lợi dụng lúc sức đề kháng yếu để tấn công và gây viêm nhiễm đường hô hấp trên, đặc biệt là vùng mũi xoang. Đó cũng là lý do vì sao, giao mùa hoặc thời tiết thay đổi là thời điểm người bệnh dễ mắc hoặc dễ tái phát viêm xoang.
Mặc dù ai cũng có thể bị viêm xoang nhưng các chuyên gia cho biết, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của mọi người như:
– Cấu trúc xoang bất thường
– Có polyp mũi, xoang
– Cơ địa dị ứng
– Ô nhiễm không khí
– Ô nhiễm nguồn nước
– Bơi/lặn quá lâu
– Lạm dụng thuốc xịt mũi
– Hút thuốc lá
– Uống rượu bia
– Mắc bệnh tai mũi họng…
Do đó, người bệnh nên xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học để duy trì sức đề kháng tốt cho cơ thể và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang.
2. Cách điều trị viêm xoang
Viêm xoang không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu người bệnh không phát hiện, điều trị sớm. Nguyên tắc điều trị bệnh lý viêm xoang hiện nay thường được áp dụng hai phương pháp chính là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
2.1. Điều trị viêm xoang nội khoa
Bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị, cải thiện tình trạng viêm và các dấu hiệu bệnh lý như:
– Kháng sinh
– Thuốc co mạch
– Thuốc chống dị ứng
– Thuốc giảm đau
– Thuốc tan đờm
– Thuốc xịt mũi
– Khí dung
– Rửa mũi…
Phần lớn các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng trong khoảng từ 1-2 tuần. Đối với các loại kháng sinh, kháng viêm, người bệnh không nên lạm dụng bởi có thể dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh, nhờn thuốc…
Thuốc điều trị viêm xoang phải có chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua hoặc xịt rửa để tránh các tác động xấu tới sức khỏe. Đồng thời, người bệnh cũng không nên điều trị bệnh viêm xoang bằng các mẹo dân gian chưa kiểm chứng bởi có thể làm tổn thương cấu trúc mũi xoang.
2.2. Điều trị viêm xoang ngoại khoa
Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc mắc viêm xoang nặng, có cấu trúc mũi bất thường… thì có thể được chỉ định phẫu thuật.
Phẫu thuật sẽ làm sạch hoàn toàn các tổ chức niêm mạc bị thương tổn, tạo thuận lợi cho sự dẫn lưu của xoang. Hiện nay, phẫu thuật nội soi là phương pháp được ứng dụng nhiều trong điều trị viêm xoang nhờ được đánh giá cao về tính hiệu quả, an toàn, nhanh chóng, thẩm mỹ…
Phẫu thuật là kỹ thuật tương đối phức tạp, người bệnh cần có sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa. Sau mổ, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Nếu sau phẫu thuật phát hiện dấu hiệu bất thường như đau nhức xoang, chảy máu, sốt cao… thì người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
3. Chăm sóc sau điều trị viêm xoang
Trong quá trình điều trị và hồi phục sau điều trị, người bệnh nên sinh hoạt khoa học và đúng cách:
– Hạn chế tới nơi công cộng đông người, nơi đang có dịch bệnh hoặc hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh dễ lây truyền.
– Giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
– Tránh xa những nơi có khói thuốc, môi trường ô nhiễm để hạn chế mắc viêm đường hô hấp.
– Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng hoặc có tiền sử gây dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, lông động vật…
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ nhóm chất để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
– Tăng cường sử dụng thực phẩm từ thiên nhiên như rau củ, trái cây tươi xanh để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
– Nghỉ ngơi khoa học, hạn chế lao động quá sức trong thời gian đầu sau điều trị và hạn chế áp lực tinh thần.
– Tập luyện một số bộ môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, khoa học để nâng cao sự dẻo dai cho cơ thể.
– Tiêm chủng khi có chỉ định để củng cố sức đề kháng, giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
– Tái khám sau điều trị thường xuyên theo lịch hẹn hoặc ngay khi phát hiện sức khỏe có các dấu hiệu bất thường để được xử trí kịp thời.
Hiện nay, điều trị viêm xoang có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Người bệnh nên chủ động đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả đối với tình trạng của bản thân.