Bệnh trĩ ngoại đem lại đau đớn dữ dội và vướng víu khó chịu cho bệnh nhân mắc phải. Vậy bệnh trĩ ngoại là gì, cách chữa bệnh trĩ ngoại ra sao, hãy cùng TCI tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ ngoại hình thành ra sao, có những cấp độ nào?
Trĩ ngoại là loại trĩ mà các búi trĩ nằm bên ngoài lớp da xung quanh hậu môn. Các búi trĩ là hệ quả của việc các đám rối tĩnh mạch ở mép hậu môn bị giãn nở và phình ra quá mức. Đầu tiên, búi trĩ ngoại chỉ có kích thước như các chấm nhỏ như hạt đậu. Tuy nhiên, các búi trĩ sẽ lớn dần lên nếu không được điều trị, gây nhiều khó khăn cho người bệnh.
Những cảm giác cực kỳ khó chịu như ngứa hậu môn, đau rát và khó khăn khi đi đại tiện là biểu hiện của trĩ ngoại. Người bệnh bị búi trĩ quá nặng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi lại, ngồi và nằm. Các búi trĩ sẽ cọ vào trang phục, gây chảy máu và đau đớn cho người mặc.
Trĩ ngoại cũng được chia thành bốn cấp độ, giống như trĩ nội. Tuy nhiên, các đặc điểm của từng cấp độ lại khác nhau. Điều trị trĩ ngoại sẽ được chỉ định theo mỗi cấp độ của bệnh:
Búi trĩ hình thành dưới dạng các chấm nhỏ, người bệnh có thể quan sát. Sau đó, các búi trĩ mở rộng ra ngoài hậu môn. Ở cấp độ 3, tình trạng tắc nghẽn búi trĩ xảy ra và cuối cùng là nhiễm trùng, viêm loét đối với cấp độ 4.
2. Vì lý do gì mà bệnh trĩ ngoại hình thành?
Căn bệnh này do nhiều “thủ phạm” gây ra:
– Thói quen ăn uống không lành mạnh: Táo bón là hệ quả trực tiếp của chế độ ăn uống không khoa học và thiếu chất xơ. Táo bón sẽ khiến con người cần rặn nhiều để đẩy phân ra ngoài, làm tăng áp lực tĩnh mạch trĩ. Trĩ ngoại cũng có thể do ăn quá nhiều đồ cay nóng, rượu bia hoặc chế độ ăn nhiều đạm, khó tiêu, thói quen uống ít nước.
– Tính chất công việc: Bệnh trĩ có thể liên quan đến tình trạng ít vận động do thói quen hoặc do đặc thù công việc. Nhân viên văn phòng, tài xế đường dài, những người ngồi quá lâu trong một tư thế, có tỷ lệ mắc trĩ đứng đầu. Ngoài ra, những người thường xuyên mang vác đồ nặng cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Một số thói quen vô tình khác như quan hệ tình dục qua đường hậu môn, ngồi xổm trong thời gian dài, rặn quá mạnh khi đi cầu,…
– Phụ nữ mang bầu và sau sinh: Thai nhi phát triển sẽ gây áp lực đáng kể đối với trực tràng và tĩnh mạch hậu môn. Trĩ ngoại hay trĩ nói chung là hệ quả của sự giãn nở do áp lực này. Nguy cơ bị trĩ cao hơn đối với những sản phụ sinh thường nếu rặn quá mạnh hoặc không đúng cách khi sinh.
3. Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại thể hiện như thế nào?
Triệu chứng của bệnh khác nhau ở mỗi cấp độ và trở nên nặng hơn theo cấp độ.
– Ở cấp độ đầu tiên, búi trĩ mới hình thành và thường khá nhỏ. Bệnh nhân gặp tình trạng hậu môn sưng tấy, ngứa ngáy và ẩm ướt. Lúc này, búi trĩ có thể sờ được và thường có màu hồng nhạt. Người bệnh vẫn cảm thấy cộm khi ngồi mặc dù búi trĩ nhỏ và sẽ bị chảy máu khi đi đại tiện, nhưng không nhiều.
– Ở cấp độ hai, búi trĩ bắt đầu phát triển và lòi ra ngoài. Các đám rối tĩnh mạch phát triển ở hậu môn và búi trĩ đã tăng lên, khiến hậu môn sưng và đau. Ngoài ra, hậu môn luôn ẩm ướt, nhớp nháp khó chịu.
– Ở cấp độ ba, trĩ đã phát triển đáng kể, khiến lỗ hậu môn bị tắc nghẹt, búi trĩ cọ xát với trang phục gây đau đớn và nhiễm trùng. Ngoài ra, búi trĩ có thể tạo ra huyết khối đau đớn.
– Cấp độ 4 là giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng của trĩ ngoại, nếu không được điều trị, có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Các búi trĩ to và đau, đồng thời bị viêm nhiễm nghiêm trọng và chảy dịch có mùi hôi. Đại tiện kèm theo chảy máu có thể khiến người bệnh mất máu quá nhiều.
4. Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả hiện nay
4.1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại khi các triệu chứng còn nhẹ
Các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ, có thể được sử dụng ở trĩ ngoại ở giai đoạn bệnh nhẹ, cấp độ 1,2. Tuy nhiên, bệnh nhân không được sử dụng thuốc tùy tiện. Các loại thuốc và liều lượng phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Chính vì vậy, bệnh nhân được khuyến cáo không nên tự điều trị bệnh trĩ. Bệnh nhân trĩ ngoại vẫn cần đến các cơ sở y tế có uy tín để được chẩn đoán và điều trị, ngay cả khi tình trạng còn nhẹ. Ngoài ra, điều trị nội khoa chỉ có thể được thực hiện cho trĩ ở cấp độ 1,2. Để điều trị bằng thuốc có hiệu quả tốt, phải kết hợp việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị bằng thuốc.
4.2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tiến triển trở nặng
Can thiệp ngoại khoa cần thiết cho bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nặng. Việc sử dụng thuốc không thể điều trị trĩ ở cấp độ 3, 4. Không được điều trị đúng cách, bệnh trĩ không thể khỏi. Bệnh nhân cần được khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Đối với mỗi trường hợp, các chuyên gia sẽ xem xét việc thực hiện phẫu thuật cắt trĩ hoặc thủ thuật khác.
Hiện nay, có nhiều phương pháp mổ trĩ khác nhau, như phương pháp kinh điển Milligan Morgan-Ferguson và phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn Longo, khâu treo thắt mạch trĩ,..
Ngoài ra, công nghệ mổ trĩ không dao kéo Laser Diode được phát triển và ứng dụng vào điều trị bệnh trĩ. Đối với bệnh trĩ ngoại ở cấp độ 2, 3, bác sĩ sẽ sử dụng đường dẫn Laser để triệt các mạch trĩ và đánh xẹp mô trĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác triệt bỏ lớp niêm mạc thừa để đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh.
Hiện nay, Thu Cúc TCI triển khai tất cả các phương thức phẫu thuật kể trên, giúp cho người bệnh tự tin thoát bệnh trĩ nhẹ nhàng và nhanh phục hồi.
Trên đây là những thông tin tổng quát về bệnh trĩ ngoại và cách chữa bệnh trĩ ngoại. Nếu có dấu hiệu bệnh trĩ, bệnh nhân nên thăm khám sớm để việc điều trị nhanh chóng và dễ dàng hơn.